Trích Lời





Trang này trích lại những lời trong những bài giảng của ông Lương Sĩ Hằng đ hành giả thực hành tốt hơn; sống đúng, sống sao cho phù hợp với đời đạo song tu mà mỗi hành giả Pháp Lý Vô Vi nên thực hành để tự cứu. 

---------------------------------------------------
1. Nhiệm Vụ 

"...Mọi người chúng ta đều có nhiệm vụ tại thế chớ không phải không. Đừng tưởng lầm là tôi xuống đây tôi chơi, không có đâu. Xuống đây là có nhiệm vụ làm việc... " (LSH)



2. Thông Minh

"...Cho nên tôi đã thường nói rằng: Nhất lý thông thì vạn lý minh. Nếu các bạn trở về với căn bản thanh tịnh của các bạn, thì các bạn có thể đẻ ra muôn triệu văn chương, trong sự sáng suốt quân bình sẵn có của chính mình, chứ không phải các bạn được học văn chương đó rồi các bạn hiểu Đạo đâu! Không! " (LSH, Đạo Là Gì? 1982)


3. Lui Về Thanh Tịnh

"...có mấy sợi lông nheo mà không đếm được, mà không biết mà!  Hằng ngày đối diện với mình mà mình không biết! Thấy mình yếu ớt chưa, thiếu thanh tịnh chưa, thiếu sáng suốt chưa? Thì ta đành nhắm mắt để ta thấy, ta thấy cái nguyên năng của toàn thân của chúng ta, chúng ta mới thấy nguyên năng cả càn khôn vũ trụ, chúng ta mới thấy Cha Trời Mẹ Ðất. Có Cha, có Mẹ, có nhà, có cửa, có nơi ăn chỗ ở thanh tịnh, văn minh vô cùng; mà không chịu! Ði theo cái chuyện động loạn!" (LSH, Khóa 1 Vĩ Kiên: Giải Nghiệp Tâm, 1984)


4. Thiên Cơ

"Cả thế giới đều xôn xao động loạn vì sự thay đổi đột ngột, xáo trộn tình thế. Cho đến khối Vô Vi nho nhỏ cũng có đổi thay. Chúng ta mới thấy rằng cơ duyên biến chuyển của thiên cơ phải có! Sự kích động và phản động phải có! Cộng với sự động đất của các nơi phải có! Để chi? Để thấy rõ tâm linh tiến hóa đến đâu. Kẻ thanh tịnh, người động loạn, cũng đồng trong chu trình thăng hoa đóng góp, thấy rõ...  Ta có tu, ta mới thấy rõ rằng sự tĩnh là quan trọng, sự động mê là sự yếu hèn. Càng tu càng thấy rõ hơn, càng tu lại càng gần sự xáo trộn và quán thông sự xáo trộn, nhiên hậu chúng ta mới thực hiện được tình thương và đạo đức."   (LSH, Đời Đạo Qui Nguyên, 1983)

5. Con Thú

"Con thú si mê cũng đau khổ vô cùng. Có mấy ai biết ăn được con thú mà niệm Phật để cho nó được siêu sinh?  Không có mấy ai. Chỉ có người tu mới dám làm điều này. Biết rồi, ta là một tội nhân, đang mang mấy chục ký lô thịt thú đây, chúng ta không cầu nguyện cho nó được siêu sinh, thì cái nghiệp này chúng ta mang mãi. Cho nên các bạn trì niệm Nam Mô A Di Ðà Phật đó, thì cầu cho vạn linh trong cơ thể các bạn được siêu sinh. Mỗi người chúng ta ôm lấy mấy chục ký lô thịt thú đây, chớ không có gì hơn hết. Nó kích động và phản động hàng ngày, chờ sự tiến hóa của chủ nhân ông và dẫn tiến nó."  (LSH, Khóa 3 Vĩ Kiên- Nhẫn Hòa: Âm Ba Đại Hồn, 1986)



6. Lười Biếng

"...Mà vì cái lười biếng và các bạn cứ xem kinh kệ và đi theo dõi sự thành công của người truyền pháp hay là một người nào đó thì các bạn bị bấn loạn thêm. Bởi vì, căn bản sửa các bạn, các bạn không chịu sửa, rồi bây giờ các bạn đi theo cái chuyện thành công của họ rồi chừng nào các bạn mới làm cho các bạn được?"  (LSH, Hồng Ân Ban Rải, 1977)


7. Kinh Vô Tự

"...cái tu của chúng ta ở đây là học cái kinh vô tự. Rồi các bạn lần lần đụng chạm từ gia đình xã hội, rồi thời tiết cũng đụng chạm lên các bạn nữa. Sự khó khăn đủ mọi phương diện, nó đo lường sự tu tịnh của các bạn thì các bạn mới thấy dung điểm tiến hóa của mình vững. Nắm vững đó mà tiến, nắm vững đó để xét mọi việc trong sự sáng suốt, mà sáng suốt thanh tịnh, chớ không phải ào ào lý luận." (LSH, Bầu Trời Thanh Tịnh 1978)


8. Thiệt Thòi Ngoài Đời

"...đời có thiệt thòi bao nhiêu nữa thì trong đạo con càng vươn lên, đời có rách nát đi nữa thì trong đạo con càng sớm thành, con mừng cho cái cảnh đau khổ hiện tại tâm thức con, và con sẽ tìm tới sự sáng suốt vô cùng..." (LSH, Cô Tiên 2, 1981)
   

9. Cửu Dương Quan

"...Cho nên lên giới thiên đàng không có phải muốn đi đến là đến, qua đó cửu dương quan còn phải đốt, phải có lửa mạnh hơn luồng lửa sẵn có của chính chúng ta. Hiện tại chúng ta nói chuyện đây, âm thinh cũng là dùng cái hỏa tâm mà nói mà thôi, còn hỏa tâm của trung tâm sinh lực càn khôn vũ trụ nó còn mạnh gấp triệu lần, sẽ đốt coi thử chúng ta có thành tâm trở về đó không. Nếu chúng ta có dũng chí cứ vượt qua đi, rồi lúc đó kêu bằng tự do mãi mãi, không còn sự kiểm soát, chỉ có một lần một đó, bước qua cửu dương quan là lên thượng thiên đàng. Cho nên cảnh đó phải thực hành để thấy. Cho nên sau này tương lai dù không có mặt tôi ở đây, tôi tin chắc rằng có một số người không bao giờ bỏ đường lối tiến hóa của chính họ. Họ sẽ tiếp tục và sẽ chứng minh lời nói của tôi giờ họ được diện kiến Thượng Đế, nơi vượt qua bao nhiêu thử thách chông gai mà tôi vừa thuyết trình bên trên là cửu dương quan, chỗ đó thì mới nhận được ánh sáng vô cùng huyền diệu của Thượng Đế. Ý chí phải vun bồi, đức tin dũng mãnh mới vượt qua được; thì lúc đó chúng ta mới đi trở lại với sự tự do đời đời bất diệt." (LSH thuyết giảng tại Montréal đầu năm 1984 ).



10. Ỷ Lại

"...ôm lấy sự thanh nhẹ mà tu thay vì ôm ông sư hay là ôm một người bạn đạo cũng không hữu ích gì. Bởi vì bản thể của con người ở trong đó nó còn trần trược, biết nó sa ngã lúc nào và biết nó tự suy sụp lúc nào... chúng ta không ỷ lại nơi người truyền pháp nhưng mà chúng ta chỉ tưởng nơi chân lý không thay đổi và nắm đó để tiến hóa."  (LSH, Muôn Hình Vạn Trạng, 1978)




11. Lửa Trời

"...May mắn là chúng ta có cái pháp này, cái pháp Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định này mở tứ quan và ngũ tạng. Chúng ta đang mở tứ quan và ngũ tạng, càng mở càng định. Khi mà các bạn Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định đây là mở tứ quan với ngũ tạng cũng là cộng là 9....Thì lửa thiêng đang đốt mỗi đêm, Soi Hồn lửa thiêng đang đốt bạn đây, Pháp Luân Thường Chuyển lửa thiêng đang đốt ngũ tạng các bạn đây, từ ô trược đi tới thanh sạch. Nhờ gì? Nhờ lửa Trời đó bạn ơi, đang đốt bạn. Tôi nói pháp thủy hồi nãy, đó là lửa Trời.....Tôi đốt cháy nó đi, tôi mới quy nguyên cửu dương. Thuần dương, tôi mới dũng mãnh bước qua cơn thử thách đó. Cho nên pháp chúng ta đi không sai một ly, tứ quan ngũ tạng đang được gọt rửa và trở về tịnh giới rõ rệt. Cho nên thậm chí nhiều bạn tu một thời gian cảm thấy tôi no, tôi khỏe, tôi không màng tới chuyện ăn, nhưng mà tôi vẫn đầy đủ. Các bạn đã rửa sạch, các bạn thậm chí đã đổi tất cả thực phẩm trong tứ quan ngũ tạng của các bạn đổi luôn....Cho nên nhiều bạn tu một thời gian cảm thấy ở trong mình nó nóng, tôi không có uống thuốc bổ tại sao trong mình nóng, môi lở miệng lở nóng, tự bớt ăn, vì dương điển càng ngày càng gia tăng và đang đốt, đang mở tứ quan ngũ tạng cho chính hành giả do sự dày công của hành giả, và rồi lúc đó sẽ dứt lần lần mọi sự việc. Cho nên đều là trong trật tự đưa các bạn về bến giác, không sai một mảy may nào..."  (LSH thuyết giảng tại Montréal đầu năm 1984 )



12. Tại Sao Tu?

"...Cho nên nhiều người tu, thần thánh hóa cái pháp, nói tu này tui thành Phật... cái đó không được, cái đó là nói xạo không có trúng! Tu là để sửa mình được quân bình, để thức giác tiền kiếp sai lầm của mình, ăn năn hối cải để tiến hóa và để ảnh hưởng cho mọi người biết đường lối tự cải tạo tự tiến hóa .... kêu bằng Chánh Pháp. Còn không phải học để cai trị thiên hạ, đè bẹp thiên hạ, không có luật lệ đó nữa! Sự công bình của Trời Ðất không có cái đó, ông tu ông đắc bà tu bà đắc, chớ không có vụ tu rồi đi đè bẹp người ta." (LSH, Một Bước Ra Đi Một Dặm Dài, 1981 )



13. Sửa Mình Trước


"Các bạn phải dụng tâm hành triển. Các bạn thấy là các bạn chỉ là một đấng biết lo cho mình chứ không có lo cho người khác được. Sửa bạn đi mới ảnh hưởng người khác. Lo cứu bạn trước, giải tỏa những sự thắc mắc trong nội thức của bạn, vun bồi khí giới sắc bén của Thượng Đế là Tình Thương và Đạo Đức để phân giải cho mọi nơi mọi giới, để cho thiên hạ tự tiến, thì cộng đồng chúng ta sẽ tốt đẹp hơn." (LSH, Tìm Lẽ Du Dương, Montréal, 1982)




14. Chỉ Hành Mà Thôi

"...Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp chỉ dành cho người thực hành mà thôi! người nào không chịu thực hành cũng vô ích, nghe qua cũng như nước đổ lá môn mà thôi, vì không có trình độ mà chứa. Khi các bạn thực hành rồi, các bạn nghe qua và các bạn thấy rằng một lời, một điểm nói ra chính bạn nói chứ không ai nói, có trong bạn, nằm trong bạn, mở ra là có tất cả..." (LSH, Kỷ Nguyên Di Lạc, 1986 France)




15. Chơn Tâm Người Vô Vi

"...Cho nên cứ việc hành đi! Nhớ cái tâm các bạn là cái điển tâm. Tâm của con người Vô Vi không phải phàm tâm! Không phải tâm của những người làm việc ở thế gian đâu! Không phải cái tâm đó. Trung tim bộ đầu mới là cái chơn tâm của người tu Vô Vi. Nó mới liên hệ cái hào quang của đức Phật. Mình tưởng tới Ngài thì mình thấy ngay trên đầu mình chớ không có đi đâu hết. Tất cả những cái gì Ngài chuyển cho chúng ta tiến tới trong sự sáng suốt hóa độ quần sanh bất cứ nơi nào và không có run rẩy trong nội tâm nữa! Lúc nào cũng sáng suốt vì sự ứng chiến liên tục, thanh sạch, chớ không có phải cũng như là ông lên bà xuống, hành hạ người ta rồi không đưa người ta đi đến đâu...." (LSH, bài giảng Kinh A Di Đà)




16. Tu Vô Vi Là Đại Phước 

"...Cho nên mình tu cái này là đại phước. Tự cởi mở những sự rối ren của nội tâm và rốt cuộc mình gom tụ luồng điển Xá Lợi của mình để đi về với Phật, nhanh nhẹn vô cùng, nói là chúng ta tới, khỏi phiền hà, những người tu Vô Vi giúp đỡ ai không có kể công, làm là làm, giúp là giúp. Bởi vì nó biết nó sống làm việc trọn lành cho chính nó. Nó có tất cả những cái gì nó có thể có, thì nó chỉ ban bố mà thôi! Các bạn tu cái pháp này, phải nhớ rằng tự tu tự tiến thì Bề Trên sẵn sàng ân độ..." (LSH, Bài giảng Kinh A Di Đà)


17. Hoà Cùng Thượng Đế

"...Sự tranh chấp của thế gian đều là hư ảo, không có sự thật. “Vạn sự trên đời là Không,” các bạn không nên nhầm lẫn nghe lập lại vị này, vị nọ, mà các bạn quên vị trí sẵn có của các bạn. Vị trí của các bạn là vị trí tối cao, có thể hòa hợp với Thượng Đế nếu các bạn chịu buông bỏ sự động loạn." (LSH, Chiến Sĩ Tình Thương và Đạo Đức, 1985)


     

18. Kinh Thiền Vô Vi

" Vô Vi là không hờn không giận, thương người với cả từ tâm như thương mình. Vô vi ta ngồi thiền tự giác, xét hồn mình thức tỉnh cơn mê để một mai khi lìa dương thế, để hồn được về, nơi cõi thiên thu..." (LSH, Thiền Ca, trong phần Video)



19. Sống Mãi Trong Tâm

Phật pháp vô biên. quảng thông đời đạo
Vượt gió theo mây, về quê nguồn cội
Trăng soi đưa đường, về cõi hư không
Gieo gương tận độ, thanh tịnh tự tu

"Tu thiền là thực hiện hiếu nghĩa và trung tín, gieo nhân ngọt là ta có nhiều trái thơm ngon, thiền tinh tấn ta thoát vòng ô trược, cứu chính mình, tuy sống khổ ta vẫn vui, tu thiền là giải nghiệp giải mê mở tâm trí, tự ta tu, ta chứng minh đời đạo, thanh thoát hồn, thành tâm hướng thiên đàng "  (LSH, Thiền Ca, trong phần Video)




20. Đại Phước

"...Cho nên các bạn rất may mắn, những người đã hành Pháp Lý Vô Vi là một người rất may mắn trong quả địa cầu này...."  (LSH, Chiến Sĩ Tình Thương và Đạo Đức, 1985)  


21. Lý Thuyết và Thực Hành 

"...Tương lai các bạn phải nhớ điều này và về truyền bá cho chúng sanh biết rằng : "Lý, không giải được tâm. Thầm tu thầm tiến, thừa tiếp thanh-điển, mới giải được tâm". Phải hiểu điều này. Điều quan trọng nhứt của phần hồn là chỉ dùng điển mới rước hồn được, còn dùng lý là chôn hồn. Cho nên ở thế gian có hai khối. Một khối làm cách-mạng chính-trị, dùng lý không cứu được hồn, cứu xác tạm mà thôi. Còn dùng điển mới cứu được hồn.

Tương lai một cuộc biến động xảy ra, là chỉ ĐIỂN xuống cứu hồn và xác đối với những người có thiện chí tu học. Hồn và xác được cứu cùng một lượt. Rút đi là đi luôn. Các bạn tưởng là các bạn ngồi đó mà bạn đứng dậy không được sao ? Đứng dậy được ! Lúc cần đến bạn là có thể rút bạn đứng dậy như không.

Cho nên chúng ta tu cho thanh nhẹ đi, Càng thanh nhẹ thì các tai-nạn và những cơn nguy-biến đó nó không có xảy ra với chúng ta được. Lúc đó chúng ta hướng về sự thanh nhẹ thì bề trên căn-cội của chúng ta, Tam-Hồn chúng ta hội tụ thành một sức mạnh đứng dậy cứu độ quần sanh..." (LSH)

 
22. Bền Chí Giữ Lấy Thân

"...Thời Cơ biến chuyển, Ma Quỷ xuất hiện nhiều Đạo Pháp khác nhau và có thể khuyến dụ những người tu A Di Đà bỏ kinh kệ A Di Đà , bỏ phương pháp thực hiện này để trở về một Pháp u ơ không đi đến đâu. Cho nên các Bạn phải liệu lấy thân và nắm chìa khóa này bền chí một đường đi là đến còn nếu thay đổi thì sẽ không đến , lúc đó có rơi lệ cũng chẳng ai thương !" (LSH, Kinh A Di Đà 1986)


23. Lời Dặn Trong Cơn Nguy Biến

"...Cho nên cái Ngươn này là cái Ngươn cứu vớt cuối cùng , mọi người phải ý thức ...... Giữ lấy Trung Tâm Bộ Đầu là nơi Thanh Tịnh nhất của Tiểu Thiên Địa của các bạn , mà nơi đó là nơi liên hệ với Trung Tâm Sinh Lực của Vũ Trụ . Nhớ, cái phương thức này là phương thức Cứu Cấp . Trong lúc nguy hiểm xảy ra phải nhớ trì niệm điều này , còn không không thể thoát được , dùng con mắt phàm hướng ngoại là không thoát được ! " (LSH, Âm Ba Đại Hồn, 1986)


24. Cứu Độ

"...ông Trời đã cho chúng ta ngụ trong cái tiểu thiên địa, cho phần hồn ngụ trong tiểu thiên địa rất phức tạp, rất tinh vi, trách nhiệm rất nặng mà không biết cứu lấy mình là không biết tu, làm sao mà độ cho phần hồn tiến được. Cho nên, phải sửa chữa đâu đó cho có trật tự hòa hợp càn khôn vũ trụ, nhiên hậu mới độ mình và ảnh hưởng người khác, đó kêu bằng cứu độ."  (LSH, Văn Tự Vô Vi 1980)




25. Ðời Ðạo Song Tu

Tình thương khai triển khắp nơi nơi
Thuận ý khai thông lại nhớ Trời
Họp mặt anh em cùng chuyển thức
Khai thông ổn định, học chơn lời.


Chơn lời đời đạo song tu
Gia đình hạnh phúc an du trong ngoài
Tự mình thức giác học hoài
Giải mê phá chấp, lập đài thanh cao
Thực hành khai triển đổi trao
Trong không mà có, bước vào Càn Khôn
Chơn tu thức giác sanh tồn
Chẳng còn mê chấp giữ hồn thăng hoa
Càn Khôn vũ trụ tình Cha
Qui hồi chơn thức chan hòa tình thương
Tự mình thực hiện gieo gương
Giúp người loạn động về đường chơn tu
Hạ mình học hỏi lý ngu
Soi hồn giải tỏa mê mù trong tâm
Pháp Luân khai mở thì thầm
Bền tâm nhập định, giữ tâm thanh hòa
Thương yêu chung sống một nhà
Càn Khôn qui một vượt qua cảnh Trời
Chẳng còn mê nịnh thỉnh mời
Quân bình tự đạt chẳng rời thực tâm
Tự mình khai triển diệu thâm
Tình thương trên hết, chẳng lầm đường đi.

Kính bái,
Lương Sĩ Hằng.




26. Cam Lồ

       "Cam lồ là sự vận hành của thủy điển trong cơ thể rồi nung nấu trong tinh khí thần kết hợp chất tinh trụ hóa trên bộ đầu hòa hợp với sự thanh điển nung nấu của bề trên. Cho nên, nó tạo ra cái nước miếng thơm ngọt, chỉ có người tu thiền mới có cái đó. Mà cái đó khi mà đạt tới cái đó thì những cái bịnh tầm thường trong cơ thể tự nó biến mất kêu bằng cam lồ. Trong kinh sách có nói cam lồ nhưng mà không hiểu nó nằm ở đâu. Bây giờ, chúng ta tu thiền chúng ta mới thấy rõ. Mỗi đêm các bạn làm Soi Hồn, Pháp Luân, Thiền Định là các bạn đã nấu thuốc cho mình, cho chính mình. Cho nên, các bạn làm Pháp Luân đầy đủ rồi thì nước cam lồ nó quý hóa lắm, nước miếng ngọt và rất khỏe khi chúng ta nuốt nước miếng đó, tâm, can, tì, phế, thận nó thanh nhẹ." (LSH, Montreal 1980)


27. THẦY ÐI




Thầy đi, để lại pháp tràng,

Con vui thực hiện đàng hoàng hơn xưa.

Sống tu có giấc có giờ,

Bình tâm học hỏi thiên cơ hữu tình.

Dấn thân hành đạo một mình,
Hòa đồng tự thức cảm minh luật Trời.
Tâm hồn sáng suốt nhớ Trời,
Quán thông thực hiện những lời chơn ngôn.
Thành tâm tiến hóa ôn tồn,
Dở hay tự thức, chẳng còn si mê.
Dồi mài tiến triển hướng về,
Vô sanh bất diệt bối bê chẳng còn.
Đường đi, sẳn có đường mòn,
Thiệt thà tiến hóa chẳng còn bơ vơ.


Quý thương,

Lương Sĩ Hằng.



28. Mở Cửa Đón Ma

"Trừ phi những người học cái pháp này làm không đúng, rồi bám qua cái pháp khác, rồi thờ cúng, rồi nhờ thiêng liêng nhập xác thì tự nhiên mình phải chịu. Bởi nguyên lý nó rõ ràng: mở cửa đón ma thì ma nhập, đón quỷ thì quỷ tới, chớ không có gì hết!" (LSH, Thuyết Pháp I, 1980)



29. Ích Lợi Tu Thiền

"....Cho nên Bé thường nhắc với các bạn đạo rằng: Tu thiền là lợi ích vô cùng, cắm đầu lo tu thì sẽ được kết quả tốt ở tương lai, trở về với thanh tịnh thì sẽ có tất cả, một giờ thiền là một giờ học hỏi và tăng gia sự thanh tịnh của khối óc, phát triển và phát minh ở tương lai, chịu tu thiền thì sẽ có kết quả tốt ở tương lai." (LSH, Mục Bé Tám, 1993)


30. Xả Thân Cầu Đạo

"Xả thân cầu đạo là chúng ta phải tu, phải giải cái trược khí này nó lưu thanh cái bản thể này nó mới đi tới cái đạo pháp, chớ không phải bỏ nhà ra đi rồi xả thân cầu đạo cái đó trật rồi. Xả thân cầu đạo là xả những trược ô trong cái tiểu thiên địa này và nó đi tới sự sáng suốt nó mới rõ cái đạo kêu bằng xả thân cầu đạo." (LSH, Văn Tự Vô Vi, 1980)



31. Mình Là Ma

"Cho nên người đời cứ sợ Ma, ghét Ma, giận Ma, mướn thầy bùa về trừ Ma, ếm Quỷ nhưng mà mình ma quỷ không hay! Ma Quỷ là gì? Là sự tăm tối, nó không biết nó. Mà ngày hôm nay chúng ta tu để hiểu mình, cố gắng trở về với con đường tự thức, hiểu mình thì mình đâu có còn sợ Ma nữa." (LSH, Khoá 4 TTVK: Nguyên Điển, 1986)



32. Nghiêm Trị Lục Căn

"...có cái tội dung túng lục căn lục trần, phóng túng lục căn lục trần cho nên nó hoành hành, thể xác mới sanh bệnh. Phải nghiêm trị lục căn lục trần như một nghiêm phụ đối với con cái thì nó phải yên, người tu Vô Vi là vậy. Giữ cái phần Hồn làm chủ, chia ra 2 khối: khối Tâm Thức là phần Hồn, phải nghiêm trị: lịnh tôi ra thì các anh mới được cực cựa, lịnh tôi chưa ra, các anh động đậy tôi phạt các anh làm Pháp Luân tới sáng thì tự nhiên nó phải sợ. Phải chia ra 2 khối, tu Vô Vi phải có cái nghị lực đó, chủ là cái thần thức của chúng ta, hạ lịnh là nó phải làm. Chưa hạ lịnh mà nó đề nghị, phạt ngay tức khắc đừng có để trễ, hễ để trễ là nó lấn áp. Các bạn thử coi, các bạn đương thiền, nó cho các bạn quay một cuốn phim hồi xưa ân ái với một cô nào, thì tự nhiên nó lôi xuống à! Khi mà nó có cái ý động, mình phải nghiêm trị tức khắc: phải thực hiện Pháp Luân Thường Chuyển và niệm Phật cho tui nghe kỹ càng trước khi thực thi một cái chuyện tới (nghe không rõ). Hạ cái lịnh là nó phải ngưng ngay, cho nên cái ý chí của chúng ta luôn luôn nghiêm chỉnh chấp hành và ý chí của chúng ta liên hệ với trung tâm sinh lực càn khôn vũ trụ, ta tin Thượng Đế, ta tin Phật, ta là một vị Phật, ta là một vị Thượng Đế, thì không sao cái lịnh ta đưa xuống mà bị cản, không có ai dám cản trở hết. Lịnh của ta đưa xuống là phải thực thi cho kỳ được. Cho nên, muốn tu phải nghiêm chỉnh, muốn sửa nước, muốn phục quốc, muốn hồi tâm cũng phải nghiêm chỉnh, chớ đừng có nói cái chuyện u ơ đó mà được cái gì. Chúng ta không còn thì giờ để chờ cái chuyện u ơ nữa mà phải nghiêm trị , nghiêm hành nó mới thành đạt..." (LSH, Khoá học Kinh A Di Đà, 1986)



33. Tự Thức Hành Pháp

"... Ý thức rõ là mình phải xuất ra để đi tầm đạo, chứ không phải nhờ Bề Trên xuống cứu độ hay là nhập xác nữa. Cứu độ, đó là những người chưa ý thức được đạo, chưa biết tu, chưa có hạnh hi sinh, chưa biết cái cơ tiến hóa... còn người biết cái cơ tiến hóa là phải tự tu tự tiến thì Thượng Đế mới được an lòng... hành giả đã nắm cái pháp tự tu tự tiến là pháp chánh mà thôi, rốt cuộc chúng ta được một lượng hay một lượng, được một chỉ hay một chỉ chứ không có nên là: "tôi phải dựa theo bà Mẫu này, ông Thượng Đế kia, tôi mới có thế lực!". Trật! Không có ông nào mà chấp nhận tụi con hết, ông nào cũng là khổ hạnh mới thành Bồ Tát, thì người đó chỉ khuyên đời mà thôi, còn người hành giả là chính mình phải đặt trong nền tảng Khổ Hạnh mới tiến tới được.... chúng ta phải đúng trong cái nguyên lý Tự Tu Tự Tiến mới được..." (LSH, Tiến Thân, 1990)



34. Quân Bình Nội Tâm

"...Cái Pháp Lý Vô Vi nó thúc đẩy các bạn đi về trung ương. Cho nên càng tu các bạn thấy nhiều chuyện hơn, càng tu càng động loạn hơn. Càng tu nhiều chuyện thắc mắc đến với các bạn hơn, là chi? Ðể dọn dẹp, tả cũng như hữu và tập trung nơi trung ương để thăng hoa xuất phát. Nếu không biết thiện ác thì làm sao tiến được. Cho nên thập thiện thập ác phải dĩ hòa bình, chúng ta mới thăng hoa được tư tưởng và sáng suốt. Cho nên mọi sự việc đến với các bạn là bài học trực tiếp của Thượng Ðế ân ban." (LSH, Phân Minh Hành Triển, 1982)



35. Hòa Đồng Tu Tiến

"...Vô Vi luôn luôn ý thức tất cả mọi người là một và đã mở cửa cho tất cả có thể vô học hay là giáo dục Vô Vi, Vô Vi một nhóm người nhỏ mà chịu học, tôn giáo nào cũng có thể dạy Vô Vi được, luồng điển nào cũng có thể giáng lâm giáo dục Vô Vi được nhưng mà Vô Vi Nhận hay là Không là quyền tối hậu của nó mà thôi. Trong cái THỨC nó Nhận hay là Không, chứ nó không có biểu lộ bên ngoài.... là cái đường đi bất diệt của tâm linh của nó. Người tu chỉ nhận cây gậy để đi tới chớ không phải nhận mà cất, phải nhớ câu này: Mượn Cây Gậy Để Đi Tới... Cho nên điển không ở trong khung nào hết, điển là ở hòa đồng các nơi." (LSH, Khóa 3 TV Quy Thức - Siêu Cấp Điển Quang, 1986)



35. Đại Hội trong Tâm Thức  

"...kỳ Ðại Hội tới đây tôi thấy rằng chúng ta, các bạn đạo khắp năm châu ý thức được qua lời nói, lời giảng của tôi, khuyên các bạn ở đâu ở tại đó và lo tu khai thức thì thiền đường chúng ta rất lớn rộng và chư Tiên chư Phật rất vui vẻ dự cuộc với chúng ta. Vì tâm của mọi người chúng ta đều hướng thượng đi trong cái chỗ đại nguyện giải thoát, tránh cảnh mê lầm động loạn. Nhưng cũng có một số rồi cũng sẽ về đây với tôi và mong tương ngộ với tôi để xét rõ cái Duyên Ðiển của chính mình đã tiến tới đâu. Và để xem rõ Thanh Quang Ðiển lành của Bề Trên ở nơi này dồi dào hơn hay là tu tại nhà dồi dào hơn... Vì chúng ta muốn lập một thiền đường lớn rộng khắp năm châu bằng tâm thức để chứa đựng những tài liệu sáng suốt và để thu phóng những gì của Thượng Ðế ân ban và luôn luôn dìu tiến chúng ta.... Rồi tương lai đây những đại hội chúng ta ở đâu hòa đấy, các bạn tu tới siêu nhiên tốt đẹp rồi nhận cuộc đại hội trực tiếp của Ngọc Hoàng Thương Ðế ấn chứng và truyền giảng trong tâm thức của các bạn. Vì chúng ta ở thế gian phải dùng phương tiện vật chất đâu có tốn hao nhiều, nhưng mà tâm đời hẹp nhỏ sẽ bày ra những sự chấp mê đả phá để làm cho các bạn bất ổn trên đường tu học nên tôi không muốn vì các bạn còn yếu chưa đầy đủ cho nên tôi khuyên các bạn ở đâu tu theo đó rồi một ngày nào đó sống động mạnh mẽ đi, để Hồn chúng ta tương hội mà Ðại Hội của chúng ta lớn vô cùng không phải như đại hội như ở trong căn nhà hiện tại đâu. Chúng ta có đại hội lớn nhưng mà tùy theo trình độ tu học. Trình độ tu học còn yếu đâu có biết đại hội. Mình Chưa Hội Ðược Mình Làm Sao Làm Ðược Ðại Hội?... chúng ta là học viên của cả "Càn Khôn Vũ Trụ" mà chúng ta không giữ trật tự thì những bài vở Bề Trên đưa cho chúng ta ai sẽ thế chúng ta ghi chép và làm việc?... Phải cố gắng học về tâm linh thì Bề Trên sẽ soi sáng chúng ta...." (LSH, Phân Luận Mật Giáo Siêu Nhiên, 1983)




37. Nhẫn Nhịn

" Cho nên, người đời họ hoành hành cách gì bạn nên nhường. Họ lấn áp các bạn (là) cơ hội đo lường sự tu tịnh của các bạn mà thôi. ...... Khi các bạn còn lý luận nhiều thì sự thanh tịnh của các bạn biến mất. Mà khi các bạn làm thinh để xem xem thì những cái gì nó sẽ xuất hiện rồi nó sẽ tan. Những chuyện ồn ồn ào ào của cả càn khôn vũ trụ rốt cuộc rồi cũng đâu vào đấy. Định luật là định luật. Luật Trời là luật Trời, không ai biến cải được. Tất cả đều có sự sắp đặt của Bề Trên, các bạn yên đi, sửa mình để tiến, cố gắng tu bổ sửa chữa trong chu trình tiến hóa sẵn có của mình để hòa cảm với muôn loài vạn vật, nhiên hậu mới đứng ra cứu sinh, thực hiện sự thương yêu, thanh tịnh không động loạn nhưng mà cứu người không hay" (LSH, không rõ năm)



38. Luật Trời

"Khi ta giáng lâm xuống thế gian là chúng ta ôm một Luật Trời rõ ràng. Luật Trời nó nằm ở đâu? Hiện tại nó đang làm gì với chúng ta? Chúng ta đang ngồi đây, nó đang làm gì? Luật Trời đang làm gì? Tham sân si hỷ nộ ái ố dục, nó đòi hỏi chúng ta, nó đặt những câu hỏi hàng ngày: Bạn có tham không? Bạn có mê không? Bạn có si không? Bạn có sân không? Bạn có lâm vào những trận đồ vô lý, rồi trở lại ăn năn không? Đó là Luật Trời đó các bạn. Xác của các bạn đây là Luật Trời, đang đặt những câu hỏi đó bạn! Hỏi: vị trí của các bạn ở đâu? Đang làm gì? Đến đây học gì? Học Bi Trí Dũng!" (LSH, Sinh Tử Như Nhau, 1987)



39. Sửa Pháp

"Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí không vị nể bất cứ một ai, sự thật là sự thật, không thay đổi. Người nào thuận theo tình trời tiến hóa, thì sẽ không cảm thấy có sự ngăn cản. Người nào nghịch lại thì cảm thấy có sự ngăn cản....Sửa pháp và đổi pháp là một đại tội." (LSH, Nhà In Vô Vi - Santa Anna, California 1995) 



40. Trung Dung

"Văn minh đã cho ta thấy: đời sống đã xáo trộn trược thanh để cho chúng ta tự minh tự thức, hỏi chứ các bạn đang ở đâu? Ðang ở trong dung điểm trược, thanh rõ ràng! Cho nên, các bạn phải cố gắng thanh tịnh các bạn mới phân được hai giới đó. Phân rõ hai giới đó rồi, các bạn bước thẳng vào con đường trung dung tiến hóa. Bước vào con đường trung dung tiến hóa, thì các bạn mới thấy rõ khả năng vô cùng của chính bạn. Không theo bên phải cũng chả theo bên trái, nhưng mà phát triển vô cùng để cứu cả hai! Cái đường lối tu của Vô Vi là không không mà có." (LSH, Trên Đường Thanh Thoát, 1984) 




41. Quy Nhứt Tam Giới

"Dùng nguyên lý của Nam Mô A Di Ðà Phật, để quy nhứt Tam Giới, mới đi tới chỗ tự chủ. Còn phân tán Tam Giới, không còn tự chủ; chỉ bị chia xẻ và động loạn; bị xâm chiếm mà thôi! Không có lý luận phàm nữa! Dùng cái lưỡi động loạn này, đại diện cho Ngũ Tạng ô trược, thuyết bất minh, tạo trì trệ cho tâm lẫn thân! Cho nên, chúng ta dẹp bỏ cái đó, để chúng ta hướng về trung tâm bộ đầu, nó mới đạt được cái Cơ Quy Nhứt rõ rệt. Chỉ dùng Ðiển mới giải tỏa được cái nghiệp tâm hiện tại. Nếu các bạn không dùng Ðiển, thì nghiệp tâm càng ngày càng tràn đầy, và nó đưa bạn vô chỗ tăm tối, đâm ra độc tài, cống cao ngạo mạn. Việc đó chúng ta đã làm, và không tiếp tục làm nữa. Phải dứt khoát. Tuổi tác không chờ đợi nữa. Phải đi cho đến đích... cái cơ biến chuyển của cả Càn Khôn Vũ Trụ sắp tới đây, là do đâu? Do nhơn sinh: nhân sanh bất đồng, tạo loạn, mới gây sự chém giết, phá hoại lẫn nhau. Còn nhơn sinh đồng nhứt, thì không có cái chuyện đó. (LSH, Khóa VK- Thanh Tịnh, 1986) 





42. Bớt Nói

"Bớt nói là dọn bên trong. Càng dọn bên trong thì óc với tạng đều sạch, con người nó là minh mẫn chớ không còn ngu si đần độn bị dục lôi cuốn nữa, nhớ cái này." (LSH, Khóa Tịnh Khẩu Big Bear, 1993) 





                           --------------------oOo---------------------