Dưỡng Sinh




------------------------------------

 


Thầy nấu đồ chay rất là ngon đó các bạn!

Lúc chưa bị bạn đạo 'bu', Thầy hay nấu cho bạn đạo ăn



Món 'độc đáo' của ông Tám: 

Lúc ông tu, vì say mê học đạo điêu luyện với bên trên nên ông không có thời gian nghĩ đến ăn uống. Suốt ngày ông nhắm mắt xuất thần, gia đình chê "tui lấy con chó còn sướng hơn lấy ông", không lo gì đến ông. Những lúc trở về xác thì ra chợ lượm Cà về rồi luộc lên ăn với cơm. Còn những lúc không có cà thì ông ăn cơm với... nước sôi !

Món ăn độc đáo này của ông hầu như tất cả bạn đạo vô vi đều biết. Cơm với nước sôi rồi thành đạo.... 

Món này làm như sau: Luộc cà lên, xong bỏ lên dĩa cơm nóng. Để chút bông hoa chung quanh cho đẹp, rồi sau đó mình ...  để qua một bên rồi ra ngoài làm một tô mì hoành thánh ! 



-- o O o --




Ăn chay, theo chúng tôi là ăn dưỡng sinh cho cơ thể được nhẹ nhàng, dễ tiêu, và tránh bịnh tật. Trang Cơm Chay này gồm các tài liệu nói về lợi ích của ăn chay, và các món chay đơn giản nhưng bổ dưỡng để giúp cho một số bạn ở đây muốn ăn chay có thể tự nấu. Pháp Lý Vô Vi không quan trọng việc chay mặn. Nhưng ăn chay sẽ giúp chúng ta thiền dễ hơn, có kết quả tốt và mau hơn. Hầu như đại đa số các hành giả Vô Vi đều ăn chay.

        Không ai cấm mình ăn uống cầu kỳ hoặc đơn giản. Ăn thì cứ ăn, thích gì cứ việc ăn, ăn cho ấm bụng, đầy đủ sức khoẻ để tu. Có gì ăn nấy, siêng thì vừa làm món ngon vừa niệm phật, lười thì rau luộc chấm tương hột cũng ngon vô cùng. 



1. Tại Sao Ăn Chay:

Các nhà khoa học đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về cơ thể loài người và đi đến kết luận: loài người được tạo hóa sinh ra để ăn ngũ cốc, rau cải, hoa quả chứ không phải là loài ăn thịt động vật.

A. Hai hàm răng của con người được cấu trúc với răng hàm để nghiền và nhai, không phải dùng để xé và nuốt. Trong khi loài động vật ăn thịt sống chỉ có răng nanh sắc nhọn để cắn và xé thịt.

B. Trong bao tử của động vật ăn thịt, có chứa dịch tiêu hóa tới 20 lần lượng hydrochloric acid nhiều hơn trong bao tử của loài người tiêu hóa nhanh chóng và dễ dàng.

C. Con người có bộ ruột dài gấp 12 lần chiều dài của thân thể, nên chúng ta cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và bài tiết. Vì thế, khi ăn chay thì cảm thấy nhẹ nhàng và ngược lại nếu ăn thịt thì cảm thấy nặng nề, khó chịu và buồn ngủ. Đó là vì Bao tử và bộ Ruột phải làm việc nặng nhọc hơn, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc những độc tố từ thịt đưa ra khỏi máu và đào thải ra ngoài bằng đường bài tiết.

Những người lớn tuổi, thận càng ngày càng yếu thì quá trình đó sẽ diễn ra khó khăn hơn. Đôi khi thận không thể loại hết những cặn bã độc tố, làm cho máu dơ, từ đó mà sinh bệnh tật.


Tránh được bệnh tật

Các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra kết quả, người ăn nhiều thịt có liên hệ mật thiết với bệnh ung thư ruột già, bởi vì trong thịt chứa nhiều chất béo nhưng lại ít chất xơ.

-'-  Tiến sĩ Sharon Fleming thuộc Khoa Dinh dưỡng của Viện Đại học California ở Berkeley đã viết rằng: "ăn chay trường sẽ ngăn ngừa và giảm thiểu sự nguy hiểm của bệnh ung thư ruột già".



 Thập niên gần đây, người Tây phương ăn chay ngày càng nhiều vì họ cho rằng ăn nhiều chất đạm động vật chính là yếu tố nguy cơ của loãng xương và gãy xương.

Những nghiên cứu khoa học trong 20 năm qua đều cho thấy ăn chay có lợi cho sức khỏe, vì giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, và ung thư. Ăn chay, do sử dụng nhiều rau quả, hàm chứa ít chất béo và cholesterol hơn thịt cá. Chất béo và cholesterol là hai yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư. Do đó, nhiều nghiên cứu cho thấy người ăn chay ít mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư hơn những người ăn thịt. Trong một nghiên cứu trên 47.000 người Mỹ, nhóm ăn ngũ cốc rau quả có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn nhóm thịt cá khoảng 20%. Ăn chay và ăn nhiều rau quả còn giảm nguy cơ tai biến mạch máu não đến 22%. Ngoài ra, ăn chay còn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ruột, và phổi.

 Từ bỏ ăn thịt động vật giúp chúng ta giảm các triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng và trầm cảm. Theo y khoa, trong thịt có một chất hormone gây ra những thay đổi hoạt động trong não, dẫn đến sự mất quân bình trí tuệ. Trong thịt có axit arachidonic. Nhiều nhất là trong thịt động vật chăn nuôi không được chăn thả trên đồng cỏ.


Bác sĩ thú y Ian Gawler: "người đã chiến thắng bệnh ung thư xương nhờ ăn chay và ngồi thiền."

Ðược hỏi vì sao ông nghĩ ăn chay và ngồi thiền là phương pháp tốt để trị bệnh, ông bảo: "Ăn chay để cho cơ thể của chúng ta thanh lọc và đào thải ra ngoài tất cả những độc tố đã tích lũy lâu ngày và gây bệnh cho chúng ta. Thịt thú vật có những độc tố và những mầm bệnh không khác gì cơ thể của con người." Do đó chúng ta không nên hấp thụ thêm những gì có thể gây phương hại cho cơ thể. Vả lại ăn chay cũng phải dùng rau quả tươi tốt để bảo toàn phẩm chất thiên nhiên. Nấu nướng cầu kỳ biến các thức ăn chay trở thành thơm ngon cho hạp với khẩu vị cũng làm mất đi rất nhiều các chất bổ dưỡng cần thiết. Tốt hơn hết chúng ta nên dùng các thức ăn chay giản dị, thuần khiết, chưa qua giai đoạn chế biến khoa học và đầy đủ phẩm chất bổ dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. 

~~~~~o0o~~~~~

Kết quả so sánh giữa chay và mặn:


  Người ta chia gà mới nở như nhau ra làm hai bầy: bầy A cho ăn toàn ngũ cốc và bầy B cho ăn toàn thịt. Bầy B lớn rất mau, lông mượt,vừa to vừa mạnh hơn bầy A, nhưng dần dần sinh ra nhiều chứng bệnh kỳ lạ mà bầy A không mắc phải. Trứng bầy B cũng một ngày nở ít và nở với rất nhiều quái thai. Ðến đời thứ sáu, bầy B tuyệt diệt luôn trong khi bầy A vẫn bình thường.

  Cũng làm như vậy với chuột. Chỉ 3 tháng sau, bầy chuột cho ăn toàn thịt con nào cũng bị bệnh thận, và hung hăng cắn lộn nhau tơi bời.

  Ở bên Nhật, dân chúng các vùng phụ cận 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki đều bị bệnh do ảnh hưởng phóng xạ của bom nguyên tử, trừ những người trong một tu viện Phật Giáo. Nghiên cứu cho biết chỉ vì những người này ăn chay trường. Cơ thể người ăn mặn quá nhiều độc tố nên như một ly nước đầy chỉ thêm một chút là tràn. Cũng tại đây, khi có dịch cúm, những người này dường như không ai bị.


Ngoài sức khỏe, lý do khác tại sao nên cữ thịt:

 Về mặt tâm linh - để mở rộng tình thương bao trùm bình đẳng với sinh linh, để tránh luật nhân quả gieo gì gặt nấy, hầu loài người phải giết nhau tập thể bằng những phương pháp tối tân như người ta đang sát sanh tập thể hàng triệu con vật mỗi ngày.

  Về mặt xã hội - để giải quyết nạn đói cho toàn thể nhân loại, vì các nhà dinh dưỡng học khẳng định rằng đối với con người, ăn thịt là một tập quán chứ không phải một nhu cầu của cơ thể ( meat-eating is a custom, not a biological necessity). Muốn có 1 kí lô thịt phải đổi bằng 10 kí lô ngũ cốc: do đó số ngũ cốc vì nuôi con vật để làm thịt cho nội một dân tộc Mỹ ăn thôi cũng đủ để nuôi 1/3 dân số thế giới.

 Về mặt Y Tế - Bò điên ở Anh và gà nhiễm độc bên Bỉ là hai ví dụ điển hình cho việc ăn nhai thịt: đồng nghĩa với hành động mang bệnh tật vào cơ thể. Vì lợi nhuận mà nhiều xưởng sản xuất thịt động vật đã hợp tác với các nhà chăn nuôi dùng một số chất độc hại để nuôi con vật ngay khi chúng còn trong bụng mẹ để trở thành to béo, hoặc dùng Sodium Nitrate và Sodium Nitrite để ướp nhằm giữ thịt tươi ngon.

 Về mặt môi sinh - Theo Cơ quan Nghiên cứu Nông Lâm Súc Hoa Kỳ đã cho biết những cặn bã do các lò sát sanh thải ra làm dơ bẩn sông rạch, đưa đến các nguồn nước thiên nhiên tinh khiết càng ngày cạn dần. Một lò sát sanh lớn tại Hoa Kỳ, chuyên cung cấp thịt gà, đã sử dụng tới 100 triệu gallons nước ( 378,541,200.00 lít) mỗi ngày tương đương lượng nước cung cấp cho một thành phố có 25.000 dân cư. Muốn thu hoạch 1 cân lúa mì, chỉ cần 60 cân nước, nhưng nếu chúng ta muốn sản xuất 1 cân thịt, phải tiêu thụ từ 2.500 đến 6.000 cân nước.

 Về mặt xung đột - do nhu cầu ăn thịt, cho nên mới có cảnh nước này dành đất nước kia, từ đó gây nên chiến tranh. Một nhà Bác học đã nói : Muốn thế giới hòa bình, bắt đầu trong bữa ăn của con người phải không có một chút máu hay một miếng thịt, cá... 

 Về mặt khí hậu - nông nghiệp, chủ yếu là chăn nuôi cũng tạo ra một lượng khí thải nhà kính, vì thế việc giảm nuôi lấy thịt là một biện pháp hữu hiệu. Biến đổi khí hậu sẽ làm giảm  lương thực trên thế giới và tạo ra khủng hoảng lương thực trầm trọng. Nếu nhiệt độ trái đất tăng lên 3 độ C, giá lương thực trên thế giới sẽ tăng 40% và ở vùng nhiệt đới sẽ có từ 100 đến 500 triệu người thiếu đói. 





Kim Tự Tháp Ăn Chay




Đạm động vật hay thực vật?

Câu hỏi là: Ăn chay có đầy đủ dinh dưỡng hay không? Và có thể hoàn toàn thay thế lượng đạm trong thịt cá với các thức ăn gốc thực vật không?

Người ta nghĩ chỉ có thịt cá mới giàu chất đạm, nhưng thực ra thì lượng chất đạm trong các loại đậu đỗ cao hơn trong thịt cá, nhất là đậu nành. Thịt cá có lượng chất đạm từ 12- 20%, trong khi các loại đậu đỗ thì lượng chất đạm chiếm từ 20-40%, đậu nành là 35 – 40 %, còn những loại đậu đỗ khác ít nhất cũng trên 20%, như vậy lượng chất đạm trong các loại đậu đỗ thì cao hơn. Sữa cũng là một nguồn chất đạm nên ta có thể sử dụng sữa, phô-mai.

Ăn chay mà không dùng sữa, phô-mai thì chúng ta nên bổ sung vitamin B12, vitamin này thường có trong những sản phẩm lên men ví dụ như tương, chao. Nếu chúng ta không sử dụng những sản phẩm đó thì chúng ta lưu ý khi mua thực phẩm nên chọn những sản phẩm người ta có bổ sung vitamin B12. Như vậy là chất đạm trong chế độ ăn chay không bao giờ bị thiếu.

Ăn quá nhiều thịt cá rất nguy hiểm vì chất đạm tạo môi trường axit trong cơ thể, là nguồn gốc của rất nhiều bệnh tật. Môi trường này cũng lấy calcium từ xương để trung hòa nên nó thải calci, gây loãng xương.

Đó là lý do tại sao bây giờ nhiều quốc gia trong đó có cả Hoa kỳ, người ta uống sữa rất nhiều nhưng số người bị loãng xương chiếm tỉ lệ rất cao, là do lượng chất đạm quá nhiều trong khẩu phần ăn. Và lượng chất đạm quá nhiều như vậy cũng gây ra các bệnh lý về tim mạch, các bệnh lý về ung thư và nó làm cho gan, thận phải hoạt động rất nặng nhọc. Nên các tế bào mau già cỗi hơn, chúng ta mau già hơn, các cơ quan, bộ phận mau bị thoái hóa hơn. Như vậy ăn chay là giảm bớt chất đạm lại là một điều tốt cho chúng ta. Bà con ăn chay hay ăn mặn thì cũng chú ý không nên ăn quá nhiều chất đạm.

Ăn chay và Sức khoẻ có quan hệ gì ?

       

       Ăn chay là biết bảo vệ sức khoẻ vì chất đạm và chất béo của động vật chứa rất nhiều cholesterol, gây nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, động mạch vành, tăng cholesterol, tăng nguy cơ gây ra ung thư.

       Dùng thức ăn động vật cũng làm tăng bệnh gout, tức là bệnh thống phong do nó tạo nên lượng axit uric rất cao cho nên cơ thể của chúng ta không đào thải ra được, và người ta thấy còn tăng thêm những bệnh lý ở đường tiêu hóa.

       95% ngộ độc thực phẩm là có nguồn gốc động vật, xuất phát do các vi khuẩn, các động vật bị nhiễm bệnh nhưng người ta vẫn chế biến thực phẩm, rồi việc dùng hormone trong chăn nuôi, nhất là các hormone tăng trưởng, rồi các loại thuốc kháng sinh để cho động vật không bị nhiễm bệnh vì chăn nuôi dầy đặc như vậy, rồi thêm các hóa chất bảo vệ thực vật trong các thức ăn cho gia súc hàm lượng rất cao và tích lũy trong động vật bởi vì động vật phải ăn một số lượng thực vật rất lớn mới tạo nên một ký động vật cho nên những hóa chất trong các thực phẩm này lại tích lũy nhiều hơn trong thực vật mà chúng ta ăn trực tiếp.

       Những loại hóa chất ở trong thịt thì chúng ta không có cách gì loại trừ được, còn ở trong các loại rau, củ, quả chúng ta có thể rửa, ngâm, gọt lớp vỏ bên ngoài để loại trừ bớt.

Ai nên ăn chay?

Tất cả mọi người nếu có thể đều nên ăn chay hết. Khi khảo sát cấu trúc cơ thể của con người, người ta thấy con người phù hợp với thức ăn thực vật chứ không phải thức ăn động vật. Những loài ăn động vật có cấu trúc đặc biệt để tiêu hóa thức ăn động vật. Răng, móng, vuốt, dạ dày… Dạ dầy của nó tiết dịch gấp 10 lần so với dịch dạ dầy của chúng ta, nước bọt của nó không có chất tiêu hóa tinh bột, nước bọt của chúng ta có chất kiềm nên tiêu hóa tinh bột.

       Và chiều dài của ruột ở loài động vật ăn thịt rất ngắn, chỉ gấp 3 thân mình của chúng, nên khi chúng ăn thức ăn động vật, axit rất mạnh giúp tiêu hóa nhanh và thải ra rất nhanh. Còn ruột của người rất dài gấp 10, 12 lần chiều dài của thân mình, giống như ruột các loài động vật ăn thực vật như trâu bò chẳng hạn, rất dài để tiêu hóa thức ăn thực vật. Với chiều dài của ruột như vậy cho nên với thức ăn động vật nằm lâu trong đó sẽ tạo nên một số chất độc hại và ngấm ngược trở lại cơ thể và có thể đầu độc chúng ta. Cho nên có thể gây bệnh lý ung thư nhất là ở đường tiêu hóa.

       Và lá gan của chúng ta không hoạt động mạnh như gan của các loài động vật nên không thải được các axit uric nhiều như các loài động vật. Cho nên chúng ta tích lũy axit uric, và như vậy có thể dẫn đến bệnh lý gọi là gout hay là bệnh thống phong. Như vậy thức ăn phù hợp với loài người nhất chính là thức ăn thực vật. Khi chúng ta ăn thịt nhiều chúng ta thấy nặng nề hơn ăn thức ăn thực vật. Cho nên ăn thức ăn chay có tác dụng bảo vệ. Hiệp Hội Tiết chế Hoa kỳ (ADA) cũng như Hiệp Hội Y khoa của Anh quốc (BMA) đã tuyên bố là ăn chay đủ chất dinh dưỡng cho tất cả mọi đối tượng không loại trừ ai, kể cả phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già, và các vận động viên.




"Ăn thịt động vật là tự sát đường dài !" (Starboy)

     Sống đúng theo cấu trúc cơ thể là thuận theo trật tự của thiên nhiên. Sát sanh hại vật là làm tổn thương thiên nhiên và chính mình. Một con bò uống trung bình 1 ngày 95 lít nước (25 gallons). Thống kê năm 2001, thế giới có 1.5 tỷ con bò, vậy mỗi ngày trái đất phải tiêu hao 142,500.000.000 lít nước. Theo Wikipedia, cần 1000 lít nước cho 1 kg cỏ khô, và 100,000 lít nước để làm ra 1 ký thịt bò. Chưa kể phân của 1.5 tỷ con bò này hàng năm thải 9% carbon dioxide vào khí quyển, gây hâm nóng địa cầu, và làm ô nhiễm 80% sông lạch. Phân của chúng còn gây bùng nổ rong tảo, cướp đi nguồn oxygen trong nước tạo nguy hiểm cho các giống khác. Đứng trên phương diện môi sinh học, khi ăn thịt thú chúng ta vô tình tiếp tay ma quỷ tiêu diệt quả địa cầu. (trích từ bài 2012, phần 4)



2. Quán Cơm Chay Ngon Ngon

Thân mời các bạn ghé dùng cơm với chúng tôi. Các bạn tha hồ dùng. Tuy nhiên, xin lưu ý vài điểm sau:

      Nên dùng đồ tươi, không nên dùng nhiều đồ hộp.
      Hạn chế dùng dầu mỡ. Nên dùng dầu Olive và Canola.
      Đừng nêm nếm ngọt quá hay mặn quá. Đường làm mục xương,
      Muối làm hại thận. Bớt ăn mặn và ngọt lại.
      Nấu ăn khơi khơi thì mất thời giờ. Ngồi niệm Phật thì...đói. Cho 
      nên gộp chung hai cái này lại, vừa làm đồ ăn vừa mở băng niệm 
      phật, à... vui nhất là mở băng giảng, nghe rộn ràng vui lắm lúc 
      mình nấu ăn.

----oOo----
   

Cách làm nước chấm
Dùng ăn với bánh ướt, bì cuốn, bánh mì hành, v..v..,

Công thức 1:
- Pha nước, nước mắm chay (nếu có), đường, nước cốt chanh, ớt thái chỉ sao cho mặn ngọt cay vừa ăn.

- Nếu không có nước mắm chay, có thể làm nước màu bằng cách chưng nóng một thìa đường cho thành hơi có màu caramen, rồi thêm nước vào, để nước có màu vàng mật ong nhạt, sau đó pha thêm với một chút muối cho có vị mặn ngọt, rồi thêm nước cốt chanh và ớt tươi.

- Cũng có thể dùng nước chấm mặn: tương bần (tương đậu nành) chưng nóng với gừng thái chỉ, sau đó rắc thêm vừng trắng đã rang, loại nước chấm này có vị mặn nồng và thơm bùi.


Công thức 2:

 Sau đây là đong lượng để pha nước mắm chay.

· 1 chén nước ấm
· 2 muỗng canh nước chanh vắt tươi
· 1 muỗng canh đường
· 3 muỗng cà-phê muối
· 1 chén nước dừa tươi (hoặc trong lon)
· 1 muỗng cà-phê nước tương Maggi
· 1 muỗng cà-phê tương ớt (hoặc ớt tươi)
· 1 chút bột nêm & cà-rốt thái sợi


Món Khô:


Cơm Chiên 1

Nguyên liệu:

- Cơm để nguội
- Cà rốt, Khoai tây thái hạt lựu
- Đậu Hoà Lan, Bông cải xanh


Cách làm:
- Rang săn cơm, nêm gia vị .
- Rang các loại rau củ trên vừa chín, nêm gia vị vừa ăn.
- Đổ cơm đã rang vào đảo đều rồi xúc cơm ra đĩa ăn nóng.



Cơm Chiên 2

Vật Liệu:
  • Một chén củ hành nhỏ cắt nhỏ  
  • Một chén đậu và cà rốt sắc nhỏ (có thể dùng lọai được cắt sẵn) 
  • 5 cộng hành lá cắt nhỏ 
  • 1 chén cần tây (celery) cắt nhỏ 
  • 1 chén thịt chay (hoặc hamburger chay bằm nhỏ) 
  • 2 trứng chiên và cắt nhỏ 
  • 3 tép tỏi bầm nhỏ 
  • 1/2 muỗng café muối 
  • 3 muỗng café đường 
  • 1/4 teaspoon tiêu 
  • 2 muỗng canh dầu ăn 
  • Khoảng 6 chén cơm

Cách làm:  

Cơm nấu hơi khô một chút, nếu được để tủ lạnh qua đêm thì cơm chiên sẽ ngon hơn. 

Bắt chảo lên lò cho lửa cao, cho 1-1/2 muổng canh dầu ăn và tỏi bầm vào xào lên cho thơm. Sau đó cho cơm vào và chiên đều lên. Cho muối và đường vào xào, trộn đều và để qua một bên. 

Bắt một chảo khác lên lò cho 1/2 muổng dầu ăn còn lại vào chảo và cho các thứ đậu và cà rót (2), cần tây (4), thịt chay (5) xào khỏang 2 phút thì tắt lửa.

Bây giờ bạn lấy cơm đã chiên khi nãy và trộn đều với các thứ còn lại như trứng (6), hành lá (3), hành củ (1), tiêu (10). Nếu bạn thích ăn hành củ và hành lá chín thì vặn lửa lên và xào thêm khỏang 5 phút là bạn sẽ có một món cơm chiên rất là ngon miệng.

Ghi chú: Starboy thích dùng bơ (butter), bạn cũng có thể cho thêm bơ vào cơm chiên, sẽ rất thơm.


Bì Cuốn



Nguyên liệu
- Rau sà lách hoặc rau diếp
- Bột thính, khoai tây
- Bánh tráng
- Giấm, tỏi, ớt, gia vị, đường, nước mắm chay

Cách làm
- Cuộn rau đã thái vừa với bột thính khoai tây (khoai tây xào, sau đó trộn với thính) trong bánh đa nem (bánh tráng).


Đậu Hủ Kho Nấm

Nguyên liệu:

  • 3 miếng đậu hủ chiên
  • 2 cái nấm loa kèn (dùng nấm rơm hay nấm trắng cũng d)
  • 3 lát gừng
  • 3 muỗng canh xì dầu
  • 1 muỗng cà-phê tương ăn phở hoisin 
  • 1 muỗng cà-phê dầu hào chay 
  • 1 muỗng cà-phê dầu ăn
  • 1 muỗng cà-phê đường
  • 1 chén nước
  • Chút tiêu

Cách nấu:
  1. Đậu hủ chiên, cắt miếng quân cờ. 
  2. Nấm rửa sạch, cắt lát. 
  3. Cho chảo lên bếp và cho tí xíu dầu vô, phi gừng cho thơm. 
  4. Cho đậu hủ và nấm vô xào. 
  5. Nêm gia vị xì dầu, xốt hoisin, dầu hào chay, tí muối và đường, thêm tí tí tiêu xay cho thơm. 
  6. Cuối cùng cho chừng 1 chén nước vào. 
  7. Đậy nấp nấu với lửa nhỏ. Kho tới khi nước xốt hơi sệt lại là được. 

Nấm Kho Tiêu


Cách làm:

Nấm rửa sạch bóp ráo nước, phi dầu cho thơm cho nấm rơm vào đảo đều, cho bột nêm nấm + nước tương + tí đường kho lửa nhỏ liu riu cho nấm thấm gia vị đến khi nước khô lại và sền sệt rắc tiêu vào và tắt bếp.




Chả Lá Lốt
Nguyên liệu:
- Đậu phụ: 1 bìa
- Lá lốt: một mớ
- Mộc nhĩ: 3 cái
- Nấm hương: 3 cái
- Gia vị, dầu ăn





Cách làm:
- Đậu phụ cho vào bát nghiền nhuyễn.
- Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước cho nở rồi thái nhỏ.
- Lá lốt thái nhỏ để trộn vào nhân, còn lá to giữ lại để cuốn.
-Trộn đều đậu, mộc nhỉ, nấm hương, lá lốt thái nhỏ với một chút gia vị.
-Tiếp theo là trải lá lốt ra, cho nhân vào và cuốn lá lốt thông rồi rán lên.



Đậu Hũ Xào Lá Lốt

Nguyên liệu:

- Đậu hũ
- Lá lốt, gia vị, dầu ăn.


Cách Làm:

- Lá lốt rửa sạch, cắt mõng.
- Chiên đậu hũ cùng chút gia vị đảo đều tay. Cho tiếp lá lốt vào, nêm gia vị cho vừa miệng đảo tiếp khoảng 1 phút là được. ( Hạnh Nguyên)


Đậu Hủ Chua Ngọt



Nguyên liệu:
  • 4 miếng đậu hủ
  • 3 thìa bột bột năng
  • ¼ thìa bột bắp
  • Dầu thực vật

Nước sốt: 3 thìa giấm + ¼ chén nước + 2 thìa đường + 1 muỗng me + 1 muỗng xốt cà chua + 1 thìa đường + 1 thìa gừng giã nhuyễn + muối


Cách làm:
  • Cắt đậu thành hình tam giác hoặc khối vuông. Cắt nhỏ sẽ ít bị nát hơn và chiên mau giòn hơn cắt to.
  • Trộn 3 thìa bột với 4 thìa nước, rồi đảo nhẹ với đậu phụ.
  • Rắc bột bắp lên trên, hất nhẹ tay cho bột bắp bám đầy đậu và hút ráo nước.
  • Đun nóng dầu ăn trong chảo không dính. Trong khi đợi dầu sôi, đánh đều các gia vị của nước xốt với nhau để có một hỗn hợp đặc sệt.
  • Chiên đậu ngập trong dầu sôi tới khi vàng đều 2 mặt. Vớt ra để ráo dầu.
  • Trộn đậu với nước xốt khi đậu còn nóng.
  • Tưới nhẹ nước xốt lên trên, đảo nhẹ tay để tránh làm nát đậu.
  • Rắc thêm mè lên trên và dọn ăn nóng.


Gỏi Cuốn

Sb nói : Món này cần gì phải hướng dẫn: làm y như đồ mặn nhưng không có tôm/thịt thôi. Nhét rong biển, trứng chiên vào ăn ngon như thường, đói quá đói quá....



TƯƠNG DÙNG VỚI GỎI CUỐN

Bạn tự làm được mà. À, kinh nghiệm của mấy chị Starboy thì thấy họ bỏ bơ đậu phộng (peanut butter) pha với tương ăn phở. Ngon lắm.




Tàu Hũ Sốt Cà

Vật Liệu:
  • Tàu hủ cắt nhỏ chiên vàng
  • 2 trái cà bỏ hết hột, cắt nhỏ
  • 1 cục đường phèn (rock sugar) = 3/4 muỗng lớn đường cát
  • Hành lá và ngò
  • 1 muỗng canh nước tương
  • 5 tép tỏi, bầm nhuyễn
Cách Làm: 

Chiên tỏi hơi vàng thì cho vào cà đã được cắt nhỏ và đường phèn. Để lửa nhỏ lại và đậy nấp nồi, nấu khoảng 5-10 phút, hoặc khi thấy cà thành nước sốt là được. Có thể cho thêm chút nước dừa, nếu thấy không có nhiều nước sốt. 

Sau đó cho vào 1 muỗng canh nước tương và những miếng tàu hủ đã được chiên vàng (#1) và trộn lên cho đều rồi để vào dĩa. 



Mì Căn Xé Nát Trần Trược haha

Vật Liệu :
- mì căn tươi
- tàu hủ ki trắng
- củ kiệu chua
- rau răm
- đậu phộng sống



Cách Làm:

- Mì căn lấy từ miếng bằng tay cái luộc chín, vớt ra để ráo xé ra từng miếng
- Tàu hủ ki cũng xé bằng ngón tay cái để chút muối, vừa mềm vớt ra cho ráo
- Củ kiệu xắt mỏng bề dài, để chung lại với mì căn
- Tàu hủ trộn dấm ( hoặc chanh ), muối tiêu, chút đường, đậu phộng rang giã dập , rau răm rửa sạch, xắt nhỏ trộn chung cho đều.




Tàu Hủ Ky Quay




Vật Liệu:

16oz. tàu hủ ky tươi, loại dầy
5 Tbsp. xíu mại sauce
1 Tbsp. bột ngủ vị hương
1/2 tsp. muối
1/4 tsp. tiêu
1 tsp. đường




Cách Làm:

Ướp tàu hủ ky với các thứ trên để khoảng một giờ đồng hồ. Dùng chảo với nhiều dầu, vặn lửa lên cho nóng, cho vào và chiên lên cho giòn. Sau đó cắt ra từng miếng nhỏ vừa miệng rồi để vào dĩa. 






Chả Lụa Chay



Vật Liệu:

- 2 gói tàu hủ ky loại khô (200gr mỗi gói)
- 2 muỗng cà phê Baking Soda ( thuốc muối )
- Muối, đường, bột ngọt, hay bột nêm, hành, tỏi hoặc Boa rô, tiêu...
- Lá chuối để gói.
- 2 hoặc 3 muỗng súp Dầu ăn



Cách làm :

Cho tàu hủ ky vô thau nước nóng + baking soda ngâm vài giờ cho mềm. Hay qua đêm cũng được. Sau đó đem xả bỏ hết nước vàng đi. Xả lại nước chót bằng nước sôi. Xả sạch thì chả trắng hơn. Đổ ra rổ. Không cần chờ ráo.

Lấy cái nồi NON STICK (không dính), cho dầu vô , phi hành tỏi cho thơm. Trút tàu hủ ky vô, xào lửa trung bình. Nêm muối, đường, tiêu, bột nêm cho vừa ăn. Thỉnh thoảng phải trộn, cho tới khi tàu hủ ky quện cục cục lại là được. Nếu trong lúc xào, bị khô quá thì cho thêm tí nước. Xào cho nước rút vô hết là xong.

Lấy lá chuối gói nó lại như gói bánh tét. Gói ngoài thêm plastic. Cột dây cho chặc. Chả phải gói khi còn nóng hoặc còn ấm, chứ gói khi nguội chả sẻ không dính. Recipe này gói được 2, 3 đòn.

Bắt nồi nước sôi, cho chả vô luộc 40 phút. Lấy ra để ráo nước. Cất vô tủ lạnh. Chả phải lạnh khi xắt mới không bể.



Chả Lụa Chay: Công thức 2





Đậu Hũ Cay Sốt Nấm

Nguyên liệu: 

- Đậu hũ 300g
- Nấm rơm 200g
- Hành xanh
- Ớt đỏ 2 quả (mua loại to vị cay nhẹ)
- Tỏi băm 1 thìa, cà chua nửa quả
- Bột canh, hạt tiêu, đường, dầu ăn, bột ngô 50g


Cách làm:

- Đậu hũ rửa sạch cắt miếng vuông mỏng. Sau đó gắp từng miếng đậu tẩm qua bột ngô rồi cho vào chảo dầu chiên vàng 2 mặt.

- Đặt chảo dầu nóng và phi tỏi thơm. Cho đầu hành thái nhỏ vào phi, tiếp đến cho ớt thái lát, cà chua thái hạt lựu vào đun. Cho một chút nước để tránh cà chua bị cháy.

- Sau khi cà chua đã nhừ thành nước sốt thì cho nấm vào xào, nêm 1 thìa bột canh, ½ thìa đường.

- Tiếp theo cho đậu rán vào chảo, thêm nửa chén nước, rồi mở lửa to đun sôi, nêm nếm lại bột canh cho vừa ăn. Nhỏ lửa cho đậu ngấm gia vị đến khi cạn nước là được.



Rau Muống Xào Chao

Nguyên liệu:

500g rau muống 
4 viên chao 
4 tép tỏi
1 thìa súp dầu ăn 
Bột nêm, bột ngọt, muối



Cách làm:

Rau muống (có thể lặt bỏ lá) rửa sạch, ngắt khúc, luộc vừa chín, xả lạnh, vớt ra rổ để ráo nước. Chao tán sơ. Tỏi băm nhuyễn. Bắc chảo, phi thơm 1/2 lượng tỏi với dầu ăn, cho rau muống vào xào, nêm bột ngọt, hạt nêm và muối vừa ăn. Sau cùng cho chao, tỏi sống vào đảo qua. Gắp ra đĩa dùng với cơm nóng.


Cà Tím Hấp Xì Dầu

Vật Liệu :

1 quả cà tím lớn
1 miếng gừng
1 trái ớt đỏ
1 củ leek phần trắng
Ngò rí, tiêu, đường, bột ngọt, dầu ăn, nước tương ngon


Cách làm :

- Cà tím cắt khoanh dày và ngâm trong nước chanh loãng cho khỏi thâm đen.
- gừng gọt vỏ xắt sợi, ớt bỏ hột xắt sợi, củ leek xắt sợi
- Cà rửa sạch để ráo xong chiên vàng hai mặt với dầu ăn và cho ra dĩa.
- Cũng với chảo đã chiên cà, cho vào chút dầu ăn, xong cho củ leek vào xào thơm cùng với gừng xắt sợi, khi đã thơm cho vào nước tương + chút xíu nước, nêm đường + chút bột ngọt cho vừa ăn,nhắc xuống cho vào chút xíu tiêu.
- Cho cà vào nồi hấp cách thủy cho chín hẳn khoảng 10'', xong cho nước xì dầu đã nêm nếm lên trên mặt, hấp thêm 5'' nữa, đem ra rãi gừng + ớt + củ leek xắt sợi trên mặt + chút xíu tiêu và vài cọng ngò rí. Món này ăn cơm nóng rất thơm và ngon.


Các món dưa muối

Công thức chung là 3 muối – 1 đường (1 lít nước cho ba M muối bột và 1 M đường). Nấu hỗn hợp muối đường cho sôi và tan hết, sau đó để thật nguội và đổ vào hũ sao cho ngập nguyên liệu. Để từ 1 đến 3 ngày (tùy loại dưa), khi dưa có màu xanh ngả vàng là dùng được.

I. Dưa Giá

Vật liệu: 

1 củ cà rốt, hẹ
200g giá
1 quả ớt
1 củ gừng, giấm, bột nêm, đường, muối.



       Cách làm:
  • Cà-rốt rửa sạch, gọt vỏ, bào sợi. Có thể thái sợi dài và nhuyễn.
  • Gừng gọt sạch vỏ, rửa thật sạch, sau đó đem thái sợi.
  • Ớt rửa sạch, xẻ dọc, bỏ hạt, tiếp đến thái sợi dài và nhuyễn.
  • Hẹ rửa sạch, bỏ bớt những đầu lá vàng, cắt khúc dài khoảng 3cm.
  • Trộn tất cả với 4 thìa súp đường, 7 thìa súp giấm, 1 thìa cà phê bột nêm, muối.
Để có món dưa giá giòn, khi làm đừng bỏ quá nhiều muối (không hơn 1 thìa cà phê). Nên cất dưa giá trong tủ lạnh.


II. Dưa Cải Muối


Vật liệu:

Cải cay
Hành lá 
Hành tím, 
Ớt sừng đỏ
Nước muối dưa.

Cách làm:

  • Cải nhặt lá sâu, rửa sạch, cắt khúc khoảng 5cm. 
  • Hành lá xắt khúc, Ớt xắt khoanh. 
  • Cho tất cả các nguyên liệu gồm cải cay, hành lá, hành tím, ớt vào hũ, đổ nước muối vào ngập mặt dưa.

III. Muối Củ Cải - Cà Rốt

Vật liệu:

- 450g cà rốt, rửa sạch gọt vỏ
- 450g củ cải trắng, rửa sạch gọt vỏ
- 110g đường
- 1 thìa cà phê muối
- 300ml dấm
- 240ml nước ấm


Cách làm:

- Cà rốt và củ cải trắng thái que dài, dày khoảng 0,5cm mỗi cạnh.

- Cho cà rốt và củ cải vào tô lớn, rắc 2 thìa cà phê đường và 1 thìa cà phê muối, dùng tay nhẹ nhàng xóc và trộn đều cho củ cải ngấm đường, muối trong khoảng 3 phút và bắt đầu mềm ra; tới khi bạn bẻ gập chúng lại mà không bị gãy là được.

- Đổ củ cải – cà rốt ra rổ, tráng qua với nước rồi để ráo.

- Trong một tô khác, hòa tan nốt chỗ đường còn lại với dấm và nước ấm.

- Chuẩn bị các hũ thủy tinh khô, sạch. Gắp củ cải – cà rốt vào hũ rồi đổ nước trộn chua ngọt vào xâm xấp mặt củ cải, đợi nguội hoàn toàn bạn mới đóng nắp lọ. Để nguyên ít nhất 8-10 tiếng trước khi dùng nhé!



IV. Dưa Mắm Chay

sau 1 tuần :D
Vật liệu:

2 trái dưa leo to (600g)
Muối hạt
Muối + đường vàng + nước
Tỏi, ớt tùy thích

Cách làm:
- Dưa leo cắt làm đôi, cắt xéo lại khoảng gần 1cm.
- Rãi một lớp muối hạt lên, cất vào tủ lạnh từ 1 - 2 giờ cho dưa ra nước bớt. Nên để cái thao dưới rổ cho nước nhỏ xuống.

- Lấy dưa ra, rửa bóp lại với nước lạnh. Vắt ráo cho thêm ớt - tỏi vào. Sau đó cho vào keo/lọ.

- Nấu nước muối + đường + nước lạnh cho sôi và để nguội. Nhắm chừng sao cho vừa đủ phần dưa ngập hết trong nước.

Cách nêm nước : Cắn thử miếng dưa xem dưa mặn hay lạt, nếu dưa mặn quá thì nấu bớt muối lại, và ngược lại dưa không mặn thì nấu nước hơi mặn hơn. Nhưng đừng quá lạt vì dưa sẽ ra nước, nếu lạt quá dưa muối sẽ bị mốc và hư.

- Cho phần nước vừa nấu vào keo, đậy nắp , để keo dưa chổ thoáng mát hay tủ lạnh khoảng 1 tuần. Dưa tự đổi màu vàng.

- Trộn dưa: Lấy một ít dưa ra nếm lại xem mặn lạt thế nào để trộn thêm đường, tỏi, ớt cho vừa khẩu vị.



Mì Căn Kho Nấm
Món này của gia đình bạn Nhật Minh

 Vật liệu:

- Mì căn xé
- Củ hành tây
- Nấm đông cô lựa tai nấm nhỏ, ngâm nước cho nở, vắt ráo bỏ gốc
- 1 mớ rau sà lách son
- Dầu ô liu, bột ngọt, muối, đường
- Nước tương chừng vài giọt trộn với 1 muỗng cafe bột năng vào nước lã khuấy chung đều độ nửa chén cơm để sẵn.

Cách làm:
- Để dầu và hành tây vô soong xào lửa riu riu, hành vừa hàng, để mì căn xào đều và nêm muối, tiêu.
- Để nấm vô trộn đều, nêm bột ngọt, kế tới cho chén nước bột pha sẵn vào xào nêm cho vừa ăn. 
- Dọn lên dĩa, trên mặt để ít cọng rau sà lách son.



MÓN NƯỚC:


1) Canh Chua


Vật Liệu :

- Vài miếng đậu hủ non trắng, Tôm chay nếu thích

- 2 trái Cà Chua chín, 1/2 trái Thơm, Giá, Đậu Bắp, Bạc Hà, Nấm Rơm.... Muốn thêm gì thêm ai cấm !

- 1 muỗng canh bột me, 2 muỗng canh đường phèn, 2 chén (cup) nước dừa tươi hoặc nước lạnh
 - ớt, rau ôm, ngò gai, hành phi

Cách Làm :

1. Cho 2 chén nước dừa hoặc nước lã vào xon nấu sôi.
2. Từ từ cho thơm, đường phèn, bột me và bột nêm vào xon.
3. Sau đó cho đậu bắp và tôm chay vào rồi nấu sôi lên. 
4. Sau đó tắt lửa và tuần tự cho tàu hủ, giá, bạc hà, và cà chua vào.



2) Cháo Nấm Tàu Hủ Ky : ăn mát và bổ

Vật Liệu:
- Rau câu, loại dùng làm sushi của Nhật
- Tàu hủ ky tươi
- Nấm rơm, đông cô
- Hành tây, hành phi
- Nước rau cải nấu và lọc sẵn, hoặc dùng nước cốt rau cải.
- Tiêu, chút đường + muối + nước tương
 

Cách Làm:

- Rau câu cắt nhỏ, rửa sạch, để ra rổ cho ráọ
- Tàu hủ ky tươi cắt nhỏ như cọng giá, ngâm nước nóng cho mềm, vớt ra để cho ráo
- Nấm và hành tây xắt hột lựu
- Bắt chảo dầu nóng, bỏ hành tây vào phi cho vàng, kế cho gạo vô đảo qua đảo lại cho hạt gạo săn lại và có màu trắng đục là được. Trút gạo vào nồi nước rau cải
- Nấu khi nào hạt gạo bung nở ra , bỏ rau câu vào và tàu hủ ky, nấm bỏ vô sau cùng. Nêm nếm cho vừa ăn, nhắc xuống múc ra tô thêm tiêu, và ngò lên trên cho thơm. Món cháo này ăn rất mát và bổ! (công thức của starboy có bỏ thêm sữa tươi, cháo thơm lắm hà hà)



3) Súp Măng Tây

Vật Liệu:
• 1kg củ sắn
• 2 củ carrot
• Măng tây
• 1 miếng tàu hủ ky lớn
• 1 muỗng súp đầy bột năng
• Ngò, tiêu, muối, bột ngọt . 1 muỗng cà phê nước tương
• Cua chay, Trứng


Cách Làm :

1. Củ Sắn: thái chỉ , sau đó đem nấu với chút muối để lấy nước dùng (độ 2 lít). Hớt bọt cho nước được dùng trong.
2. Carrot: bỏ chung vào nồi luộc sắn, luộc cho mềm. Khi carrot mềm, sắt thành hột lựu nhỏ
3. Tàu Hũ Ky: Ngâm nước lạnh độ 15 phút, rửa sạch, để ráo nước, xắt nhỏ thành cọng như mì
4. Măng Tây: cắt nhỏ
5. Bột Năng: Hòa với 3 muỗng súp nước lạnh.
6. Bắt nồi nước dùng lên bếp, đợi sôi, bỏ tàu hũ ky, cua giả, măng tây, nước bột năng, 2 trứng (tuỳ), cho nước dùng sanh sánh, nêm muối, tiêu, bột ngọt, nước tương, nêm vừa ăn là được. Khi tất cả sôi lên , nhắc xuống. (món này mấy chị sb bỏ sửa tươi vào, ăn rất béo bổ và thơm)



4) Ragu

Vật liệu:
- Khoai tây cắt to như con cờ
- Carrot cắt nhỏ hơn khoai tây một chút
- Đâụ hoà lan hộp
- Đâụ trắng (loại đâụ hay dùng làm mứt)
- Đâụ hủ chiên vàng, cắt miếng vuông nhỏ
- Nứơc dưà (coconut milk)
- Sữa tươi
- Hột điều
- Ngò
- Tiêu, muốí, bột ngọt, đường


Cách làm:

Đổ ít dầu vô nồi, cho ít hạt điều vào phi lâý màu. Kế đó xào khoai tây, carrot, đậu hoà lan, đâụ hột trắng vào xào chung với nhau, nêm chút muối, bột ngọt . Để khoảng 3 phút thì đổ nước lạnh, nước dưà và sữa tuơi vào nấu chung. Luợng nước thì tuỳ mình. Đun sôi nêm lại muôí, đường, bột ngọt, cho vưà miệng. Kế tiếp bỏ đâụ phụ đã chiên vàng vào nồi, đợi sôi lên là được. Nhắc ra rải ngò, tiêu lên trên mặt trang trí.

_ Ăn nóng vơí bún, hoặc cơm, hay ăn với bánh mì.



5) Canh Nấm

Nguyên liệu:

- Nấm đông cô, tai mèo, nấm kim châm
- Nấm rơm, mấm bào ngư
- Hoa kim chi khô (hay còn gọi là kim châm) :200g
- Cà rốt, củ sắn 1- 2 củ
- tàu hủ


Cách làm :
_ Cà rốt, củ sắn chỉ hầm lấy nước .
_ Khi nước dùng sôi, cho tất cả vào trừ mấm tuyết , mấm kim châm , hoa kim chi . Nêm nếm cho vừa ăn, sôi thì vặn nhỏ lủa, hầm khoảng 15 phút thì cho hoa kim chi, nấm tuyết vào, gần ăn thì cho mấm kim châm vào.
_ Bỏ rong biển và ăn sẽ ngon lắm, có mùi vị biển thơm ngon.



6) Bún Riêu

Nguyên liệu:

- Cà chua
- Đậu phụ
- Nấm rơm
- Rau muống chẻ, hoa chuối thái vừa ăn, giá, hành
- Bún, gia vị, hạt nêm, giấm bỗng, mắm chay


Cách làm:

- Nấu nước dùng gồm: cà chua lấy màu, gia vị nêm sao cho nước ngọt, mặn vừa ăn. Cho ít mắm chay dậy mùi; giúp nước chan thơm và chua hơn với giấm bỗng.
- Đậu phụ thái nhỏ rán vàng.
- Nấm rơm xào chín.
- Cho đậu phụ, nấm, và hành thái nhỏ lên trên bún, rồi chan nước dùng đang sôi.



7) Bò kho chay
Nguyên liệu:

  • 1/2 gói gia vị nấu bò kho
  • 1 hộp tương cà nhỏ (tomato paste)
  • 2 muỗng cà-phê muối
  • 2 muỗng cà-phê bột nêm nấm (mushroom seasoning)
  • 1 muỗng canh nước tương
  • 1 muỗng canh đường
  • Cà-rốt
  • 1 muỗng canh boa-rô xắt nhuyễn
  • 1 muỗng canh dầu ăn
  • 1 bó sả, đập giập cho có mùi thơm
  • 1 hộp nước soup chay
  • Thịt chay - Aisa mua loại làm sẵn ở chợ, trong gói khô, về ngâm nước âm ấm cho nở ra (theo chỉ dẫn ngoài bao)
Rau ăn kèm:
Rau quế, nếu ăn với bánh mì
Giá sống (nếu ăn với hủ tiếu hay mì)

Cách làm:

  1.    - Phi boa-rô với dầu ăn cho thơm, cho 1/2 gói gia vị bò kho chay vào xào với thịt chay cho thấm gia vị, nêm tí muối cho mặn mà.
  2.    - Cho tương cà + nước soup chay + bó sả + cà-rốt vào hầm cho cà-rốt mềm.
- Thịt chay không cần hâm lâu, cho nên canh đến khi nào cà-rốt mềm như ít thích là được.

- Nêm lại với muối, bột nêm hoặc nước tương + tí xíu đường cho vừa miệng vì tương cà có thể có vị hơi chua một tí.
Trình bày:
Múc ra đĩa hoặc tô, điểm nhẹ với ít lá quế lên trên cho đẹp nếu ăn với bánh mì.


8) Canh Nuôi

Vật Liệu:
  • 1/2 cup đậu xanh
  • 1/2 cup tàu hủ chiên hoặc không chiên
  • 1/2 cup nuôi khô
  • 1/2 cup carrot
  • 1/2 cup brocoli
  • 2 muổng cafe bột nêm chay (có thể mua ở các tiệm thực phẩm Á châu) hoặc thay thế vào bằng muối và đường phèn
  • tiêu

Cách Làm:

    Cho lên lò một nồi nhiều đủ nước để luộc nuôi. Khi nước sôi thì cho nuôi vào và luộc cho đến khi nuôi mềm. Khi nuôi vừa mềm thì đổ ra rổ cho ráo nước và để qua một bên.

Bắt một nồi khác lên lò. Cho vào khoảng 6 cup nước lã hoặc nước rau luộc. Nấu cho nước sôi, rồi dặn lửa nhỏ lại. Cho nuôi luộc và các thứ ở hình trên (1, 2, 3, 4, và 5) đã được cắt nhỏ vào nồi. 

Nấu thêm khoảng 5-10 phút nửa là quý vị sẽ có một tô canh nuôi thật ngon và bổ.


9) Tàu Hũ Kho Nước Dừa

Nguyên Liệu:

- 3 miếng tàu hũ
- 1 hộp măng
- 3 hộp (khoảng 425g) nước dừa tươi
- 2 muỗng canh bột nấm đông cô
- 5 tép tỏi
- 1 muỗng canh đường
- 8 trứng gà



Cách làm:
  • Cắt tàu hũ ra từng miếng hình chữ nhật và chiên vàng.
  • Cắt măng ra thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
  • Luộc trứng cho chín và bóc vỏ. 
  • Bắc nồi lên lò, khi nồi vừa nóng cho vào 1 muỗng canh đường, khi đường vừa vàng thì cho vào nồi 3 hộp (425g) nước dừa tươi. 
  • Ðợi cho nước dừa vừa sôi lên thì đập 5 tép tỏi cho vào nồi cùng với trứng + măng và 2 muỗng canh bột nêm. 
  • Vặn lửa nhỏ lại, nấu thêm khoảng 15 phút cho trứng và măng thấm nước nêm. 
  • Cho tàu hũ vào và tắt lửa. Dùng đũa nhấn tàu hũ xuống cho thấm nước nêm. 
  • Lấy ra cho vào tô là quý vị sẽ có được một món Tàu Hũ Kho Nước Dừa rất là ngon miệng. 
Bạn có thể dùng món này với dưa leo và dưa cải chua thì buổi cơm sẽ thật tuyệt diệu.


10) Cháo Dưỡng Sinh

Nếu nơi bạn ở trời lạnh, Hồng Hương Jr. xin đặc biệt tặng bạn món này:

- 1/2 chén gạo lứt nâu 
5-8 lát củ sen 
-1/4 chén bí ngô thái hạt lựu 
-1 muỗng nấm mèo, ngâm nước nóng, rửa sạch 
- 2 muỗng cà-rốt 
- 2 muỗng khoai lang 
- 4 muỗng gừng thái sợi 
- Đậu hũ cứng vừa, khoảng 1/4 chén, thái vuông con cờ 
- Tiêu 
- Bột nêm thảo mộc 
- Ngò, thái nhỏ + ớt bột (trang trí) 


Mình vào bếp chay nhé:

  • Rang gạo lứt cho nở và thơm một chút, sau đó cho nước vào, nấu cháo. (Nếu không có thời gian, nấu gạo liền cũng được.)
  • Khi hạt gạo mềm, dùng vá tán nhuyễn (để tiết kiệm thời gian và nhiên liệu).
  • Cho bí ngô, cà-rốt, khoai lang vào trước (các món này cứng, nên cần thời gian nhiều hơn những món khác.)
  • Sau đó cho mộc nhĩ và gừng vào. Nấu thêm chừng vài phút.
  • - Nêm 2 muỗng bột nêm thảo mộc chay. (HH dùng loại không có bột ngọt)
  • - Khi cháo nhừ theo ý thích, cho 1 muỗng tiêu vào, trộn đều.
  • - Cuối cùng, cho đậu hủ vào. Nêm lại cho vừa khẩu vị (gia vị, HH chỉ dùng bột nêm, trong đó có chút mùi đại hồi nên khá đậm đà). Tắt bếp.
  • Múc cháo ra tô. Rắc ngò thái nhỏ lên trên. Rắc ớt bột lên trên cho có màu đỏ bên cạnh màu xanh lá cây của ngò.

 Món cháo này bạn nêm lạt thôi, khi dùng với  rong biển, rất tuyệt. 






11) Canh Rau Củ
canh rau cu-mon chay
 Nguyên liệu:

-100g khoai tây
- 80g súp lơ trắng
- 20g súp lơ xanh
- 50g cà rốt
- 15g đậu Hà Lan
- 1 lọn miến
- Hành ngò
- Gia vị
Cách làm:
 - Rau củ cắt miếng vừa ăn. Hành lá, ngò rí cắt nhỏ.
- Đun sôi 1 lít nước, cho cà rốt vào nấu 3 phút, tiếp theo cho khoai tây, đậu Hà Lan nấu thêm 5 phút, cho súp lơ và miến vào, nêm gia vị vừa ăn, nấu đên khi rau củ vừa chín tới, tắt lửa, thêm hành ngò, 1 muỗn dầu ăn, 1 chút nước tương. 
















(Còn Tiếp)



Các món chay của Starboy: 

Không phải lúc nào tui cũng nấu ăn đâu. Thường thì 2, 3 ngày trong tuần thì tự làm, còn lại thì đi làm về ghé tiệm chay mua 1 món, ăn vài ngày. Chỉ cần 2 miếng tàu hủ xả chiên là xong 2 ngày cơm, hoặc măng xào, hoặc canh khổ qua (mướp đén haha), đem về luộc thêm rau luộc, ăn qua bữa mà ngon miệng. Còn khi tự nấu thì tui làm các món như sau:

1) Sushi:


Món này tui lâu lâu làm thật đẹp mắt và thịnh soạn để đãi gia đình hoặc bạn bè, ngoài ra thì làm thật đơn giản, không đến 30 phút là có bữa cơm thật ngon miệng. Món này hôm nay tui làm để đăng lên cho các bạn làm.




Vật Liệu:

- Cua giả (xé hay để nguyên)
- Trái bơ (avocado)
- Mè, Rong biển (nguyên lá)
- Dưa leo (dưa leo hay dưa chuột)
- Nếu thích thì xịt chút Maggi



Làm theo tuần tự

                               1                                         2 Rắc Mè

          
                               3 Trái Bơ                            4 Cua Giả

                                       
                        4.a (hoặc để nguyên miếng)                           
    

2) Mì Ý (Spaghetti): 

Món này làm hơi lâu nhưng ăn được 3, 4 ngày, cũng đáng công.

Đun nước sôi với muối, lúc nước sôi thì bỏ mì vào đậy nắp lại. Trong lúc chờ nó chín cọng mềm thì làm tỏi, cắt Nấm, băm Ham.




Vật liệu: Mì ống, Cà, Tỏi, Nấm, Rau Quế, Sốt Cà, 
Hamburger chay (hoặc Ham chay,...), Bơ


     
Chiên tỏi cho hơi vàng, bỏ rau quế, Ham chay, tiêu, xì dầu,....vào trộn đều

Bỏ Nấm và Cà ( Cà quên chụp hình) vào, đậy nấp lại cho 
Nấm chín (khi thấy ra nước), rồi trộn đều lên

                        
Bỏ Sốt Cà và Rau Quế (lần 2), trộn đều, đậy nắp, lửa riu riu cho thấm mọi thứ

Sau cùng, bỏ Mì và 1 miếng Bơ lớn vào trộn đều lên, đậy nắp lại
để lửa riu riu 5 phút, coi chừng nó khét. Sau đó múc ra ăn...yum yum


3) Trứng Chiên:

Món này dễ làm, ăn bổ và ngon. Ăn với cơm hoặc với bánh mì. Có thể thêm bơ vào cho thơm. Bổ duỡng vì có Lá Cây Xương Rồng (nhuận trường, tạo nhớt khớp xương,...) Nếu không có lá cây Xương Rồng thì tay bằng Ớt Chuông (bell pepper). Trái và Lá xương rồng là một vị thuốc, vì sức sống nó cực mạnh, lá để cá tháng không héo, liệng xuống đất thì thành cây mới.

----------

Nguyên Liệu: Nấm (loại gì cũng được), 1 tai Lá Xương Rồng (hay Ớt Chuông), Tỏi, Bơ, Tiêu, Trứng (Organic, loại thả rong)

Chiên Tỏi, bỏ Nấm, Xương Rồng vào
Đậy nấp lại vài phút 
        
Bỏ Trứng đánh sẵn vô, đậy nấp lại cho chín hết nhớt trứng



Kỳ Tới: Mì Căn Ram

(Còn Tiếp khoảng hơn 10 món)
         

Các món chay gia đình Nguyễn Vũ:

1) Kho Chay


Vật liệu:

- 2 miếng đậu hũ
- 2 củ cà rốt
- 1 ít nấm rơm 
- 2 lát ham hoặc cá chay
- 2 miếng măng 
- 1 củ hành tây
- 1 muỗng xả/ tỏi bằm nhuyễn, bột nêm, tiêu, muối, đường, nước tương.

Cách làm:
  • Đâu hũ cắt miếng vuông và chiên vàng.
  • Cà rốt cắt lát vừa phải, dày quá sẽ lâu chín. Ham chay + măng cắt miếng vừa ăn.
  • Hành tây cắt làm 4 múi
  • Bắt nồi và cho dầu ăn đợi nóng, bỏ tỏi phi cho vàng rồi cho 1 muỗng xả băm vào đảo đều cho thơm. Sau đó bỏ đậu hũ chiên + cà rốt + nấm rơm + ham/ cá chay + măng vào xào và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Nhớ cho 1 chút nước để nồi kho không bị cháy, riu lửa để cà rốt được chín và đồ kho được thấm.
  • Khi nồi kho đã gần chín thì bỏ hành tây vào vì nếu bỏ sớm quá sẽ bị chín mềm. 
  • Tắt bếp khi cà rốt đã chín và để nắp đậy chừng 5 phút là bạn đã xong một món kho chay ngon. 

2) Bún Bò Huế

Món này tùy vào số người ăn mà bạn cho thêm vật liệu nhé. Bạn chỉ chuẩn bị vật liệu cho đầy đủ thì sẽ ăn ngon vì món này dễ nấu lắm.

Vật liệu:

- 2 trái cà chua
- 2 củ cà rốt
- 2 miếng tofu
- 2 lát Ham chay
- 4 miếng măng khô
- Ít nấm rơm
- 3 miếng tàu hủ ky
- 1 củ hành tây

- 2 lít nước hoặc 1 lon nước cốt chay 
- Hạt điều, 1 bó xả, hành tím, bột nêm, muối, đường
- Rau sống, giá, hành ngò, chanh, ớt và nước.. mắm (ăn luôn nha? haha) <<< SB: cái này thiệt không vậy???  



Cách làm:
  1. Tofu cắt miếng rồi chiên vàng
  2. Măng khô/ tàu hũ ky ngâm nước ấm cho mềm rồi rửa nước vắt khô và cắt miếng vừa ăn.
  3. Cà rốt cắt lát dày, nấm rơm cắt đôi, cà chua + hành tây cắt làm 4 múi
  4. Bắt nồi và cho dầu đợi nóng, bỏ tỏi/ hành tím phi cho thơm và bỏ tất cả vật liệu (#1, 2, 3) vào xào đều và nêm gia vị. 
  5. Sau đó cho 1 lon nước cốt chay + 1/2 lít nước vào.  
  6. Bắt nồi dầu nóng vừa phải và cho hạt điều vào đảo cho đều, vớt hột ra và đổ dầu vào nồi nước lèo. 
  7. Cho 1 bó xả vào nồi và đậy nắp cho xôi.
  8. Chờ khi cà rốt mềm và nêm nếm lại cho vừa ăn thì tắt bếp.
  9. Bỏ rau sống + giá + chanh rồi... chùi ui tui đói quá yum yum :)

2) Bánh Cuốn

Vật liệu:

- Bánh cuốn
- 2 miếng tofu
- 2 lát ham/cá chay
- 2 lát chả
- 1 trái dưa leo
- 1 ít giá
- rau sống
- hành phi, nước tương pha loãng



Cách làm:

- Bánh cuốn cắt vừa ăn
- Tofu + ham/cá chay chiên vàng và xắt dọc dài
- Dưa leo xắt sợi dài
- Giá trụng sơ chừng 10 giây
- Rau sống cắt nhỏ 
- Pha nước tương (hoặc nước mắm chay) loãng cho vừa ăn 
- Phi hành cho vàng rồi rắc lên đĩa bánh cuốn là ..vô bụng thôi! :)



Món chay của Tam Khanh:

1) Cháo Tiềm Hạt Sen

Vật Liệu:

- 8 cup nước
- 1 cup gạo
- 5 cọng lá dứa rửa sạch, bó lại
- Hạt sen, bạch quả, kỷ tử, táo tàu đỏ, tất cả rửa sạch
- Một nhúm muối


Cách làm:

Nấu nước sôi, đổ nước sôi vào nồi slow cooker cùng với gạo, hạt sen và lá dứa. Set thời gian 1 tiếng. Sau 1 tiếng cho bạch quả, táo tàu, kỷ tử và muối vào nấu thêm 1 tiếng nữa.

Múc ra tô, cho ít đường cát vàng hoặc đường phèn vào và dùng nóng.


2) Hột Gà Muối


Vật Liệu:

- Trứng gà rửa sạch, lau thật khô (Mua vỏ màu vàng)
- Dry Sherry wine or Sherry wine
- Muối


Cách làm:

- Đổ ¼ cup rượu sherry vào một cái chén
- Muối đổ ra một cái chén khác.

- Lấy từng cái trứng gà một nhúng vào trong chén rượu rồi lăn trứng gà trong chén muối sao cho muối được phủ đều khắp lớp vỏ ngoài trứng gà.

Bọc thật kín từng cái trứng bằng plastic wrap rồi đặt trứng vào một hộp nhựa có nắp đậy kín, cho vào trong tủ lạnh 25 đến 30 ngày sau là ăn được. Độ mặn của trứng gà được muối kiểu này rất vừa, nhẹ nhàng không mặn như trứng gà được bán sẵn ngoài chợ. Mình cũng sẽ làm được rất nhiều món từ trứng muối.



3) Cháo Lá Dứa Hột Vịt Muối
  Vật Liệu:

  - 8 cups nước
  - 1 cup gạo vo sạch
  - 4 cọng lá dứa rửa sạch, xắt  nhỏ đem xay với ít nước.  Lượt sạch lấy nước lá dứa,  bỏ bã.
- Một ít muối
- 4 hột gà muối (Công thức bên trên)

Cách làm:

Nấu nước sôi, đổ nước sôi vào nồi slow cooker cùng với gạo. Set thời gian 2 tiếng. Sau 2 tiếng cháo chín cho muối, nước lá dứa vào trộn đều.

Múc cháo ra tô, ăn với hột gà muối.


4) Cơm Chiên Đỏ (cho 2 người)


Vật Liệu: 

- 1 ½ cups gạo, vo sạch nấu chín
- Dầu tỏi (công thức bên dưới)
- 2-3 oz paste cà chua
- Muối, tiêu, đường, bột ngọt, bột nêm
- 1 tép hành lá xắt nhỏ
- 4 trứng gà ốp la (chão nóng cho dầu ăn vào và một ít dầu tỏi, dầu nóng đập trứng gà vô chiên vừa tới)

- Xà lách, cà chua, dưa leo rửa sạch xắt lát
Hành tây xắt lát nhuyễn
Dầu olive
Dấm tỏi (công thức bên dưới)

Cách làm:
Hành tây ngâm với dấm tỏi 15 phút

Xà lách, cà chua, dưa leo xắp xếp sẵn ra dĩa, dậy lại rồi cho vào tủ lạnh (Khi nào gần ăn trút hành tây trộn dấm vào và đổ ít dầu olive lên trên. Trộn đều.)

Bắc chão lên bếp, chão nóng cho dầu tỏi vào, dầu nóng cho paste cà chua vào đão 1 phút cùng với muồi, tiêu, đường, bột ngọt, bột nêm. Trút cơm nóng vào trong chão cà chua và trôn thật đều. Nêm nếm lại cho vừa ăn. Rắc hành lá vào. Tắt bếp.

Múc cơm ra dĩa, để trứng lên trên. Dọn ăn nóng cùng với xà lách trộn dầu dấm

5) Dầu Tỏi


Vật Liệu:

2 củ tỏi lớn lột vỏ, băm nhuyễn
3 cups dầu canola

Cách làm:

Tỏi và dầu trộn đều với nhau. Trút dầu tỏi vào trong keo, đậy nắp kín, cho vào tủ lạnh. Khuấy vài vòng trước khi dùng.


6) Dấm Tỏi


Vât Liệu:

Tỏi 4 củ lớn, lột vỏ cho sạch
4 cups dấm trắng loại ngon
2 cups đường vàng (thêm bớt tùy ý thích mỗi người)


Cách làm:

Để tỏi vào keo. Trộn đường và dấm cho tan xong trút vào keo đựng tỏi. 1 tuần sau ăn được. Khi dùng hết dấm ta lại tiếp tục pha lượng dấm, đường như trên và cho vào keo đựng tỏi. Làm được 5 lần.

Ghi chú nhớ đừng cho muối vào dấm tỏi


7) Đậu Hủ Nấu Khoai Môn

Vật Liệu:

- Hành tím (hành khô) lột vỏ, xắt lát nhỏ.
- 2 bìa đậu hủ trắng xắt miếng vuông vừa ăn đem chiên vàng
- Đậu hủ ki tươi (½ số lượng đậu hủ trắng) rửa sạch, xắt khúc
- Một miếng gừng lột vỏ, đậo dập, băm nhuyễn
- 2 tép tỏi lột vỏ, băm nhuyễn
- Ớt tươi (tùy ý) bỏ hột băm nhuyễn
- Chao cay
- Khoai môn vài củ (cũng có thể thay bằng các loại khoai khác như khoai cao, khoai lang tím, khoai lang trắng, nhưng phải là loại khoai có thể bột bột), lột vỏ xắt miếng vừa ăn.
- Tiêu, đường cát vàng, bột ngọt, bột nêm
- Bún tươi, xà lách xoong
- Nước chấm chua ngọt tỏi ớt.

Cách làm:

Nấu một ấm nước sôi

Phi hành trong một nồi, hành vàng cho gừng, tỏi và ớt vào đão, cho vài viên chao cùng vời nước chao vào đão cho tan, cho 2 loại đậu hủ vào cùng với khoai môn. Đổ nước vào xâm xấp mặt khoai và đâu hủ (nhớ đừng cho nhiều nước quá không ngon). Khi hổn hợp trong nồi đã sôi nêm lại gia vị cho vừa ăn, chờ sôi thêm ít phút. Tắt bếp. Dọn ăn nóng với bún và xà lách xoong.